Hải quân Ấn Độ là lực lượng sở hữu tàu sân bay sớm nhất ở châu Á kể từ khi Thế chiến II kết thúc. Hiện tại, Ấn Độ đang sở hữu 2 tàu sân bay, trong đó có một hàng không mẫu hạm hạng nhẹ và một hạng trung. |
Hàng không mẫu hạm mạnh nhất của Ấn Độ là
INS Vikramaditya (R33). Tàu được hoán cải từ tuần dương hạm Baku của Liên Xô trước đây. R33 được chuyển giao cho Hải quân Ấn Độ từ năm 2013. |
Tàu sân bay R33 có chiều dài 283,5 m, rộng nhất 59,8 m, mớn nước 10,2 m, lượng giãn nước toàn tải 45.500 tấn. Tàu đặc trưng với đường băng kiểu "nhảy cầu" để máy bay cất cánh chứ không có máy phóng hơi nước như trên siêu hàng không mẫu hạm của Mỹ. |
Theo Global Security, nòng cốt sức mạnh tác chiến của tàu sân bay R33 là các tiêm kích trên hạm MiG-29K do Nga sản xuất. Máy bay được áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến mang lại hiệu suất chiến đấu vượt trội. Các chuyên gia quân sự đánh giá, MiG-29K là một trong những tiêm kích trên hạm xuất sắc nhất thế giới. |
INS Vikramaditya có thể mang theo 20 chiếc MiG-29K và 10 trực thăng. Hải quân Ấn Độ là lực lượng duy nhất ở châu Á đang vận hành nhóm tác chiến tàu sân bay ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Trung Quốc cũng đang vận hành tàu sân bay Liêu Ninh, tuy nhiên, tiêm kích trên hạm J-15 mới ở giai đoạn phát triển và thử nghiệm. |
Tàu sân bay thứ 2 của Ấn Độ là INS Viraat (R22). Nó thuộc loại tàu sân bay hạng nhẹ lớp Centaur do Anh chế tạo vào những năm cuối của Thế chiến II. Tàu được tân trang và chuyển giao cho Ấn Độ sử dụng từ năm 1987 đến nay. |
INS Viraat có lượng giãn nước toàn tải 28.700 tấn. Tàu có thể mang theo 26 máy bay, trong đó lực lượng tấn công chủ yếu là các tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng
Sea Harrier FRS51 do Anh chế tạo. |
Hải quân Ấn Độ sẽ cho tàu sân bay R22 ngưng hoạt động vào tháng 6. Đến năm 2018, khoảng trống mà tàu R22 để lại sẽ được lấp đầy bằng tàu sân bay INS Vikrant đóng mới trong nước. |
Lực lượng hộ tống cho các tàu sân bay của Ấn Độ khá hùng hậu gồm 10 tàu khu trục, 14 tàu hộ vệ tên lửa, một tàu ngầm tấn công hạt nhân và 13 tàu ngầm điện-diesel. |