Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nobel Hòa bình 2024 trao cho tổ chức Nihon Hidankyo

Giải Nobel Hòa bình 2024 đã được trao cho Nihon Hidankyo, một tổ chức gồm những người sống sót sau các vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào năm 1945.

Hội đồng Giải thưởng Nobel Na Uy ca ngợi tổ chức Nihon Hidankyo đã "nỗ lực vì một thế giới không có vũ khí hạt nhân".

Nihon Hidankyo, còn được gọi là Hibakusha, được thành lập bởi những người sống sót sau hai vụ ném bom nguyên tử đã ở Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945.

Khi công bố giải thưởng, chủ tịch Ủy ban Nobel cho biết "những câu chuyện và lời chứng của Hibakusha là lời nhắc nhở quan trọng rằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân là điều không thể chấp nhận được".

"Một ngày nào đó, những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki sẽ không còn nằm trong số chúng ta với tư cách là nhân chứng của lịch sử", Ủy ban Nobel viết trong thông cáo hôm 11/10.

Dan Smith, giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), nói với CNN rằng ông rất vui mừng vì Hibakusha đã được trao giải thưởng năm nay.

Sau 2 vụ đánh bom nguyên tử vào tháng 8/1945, các nhà hoạt động toàn cầu đã phát động phong trào nâng cao nhận thức về hậu quả nhân đạo thảm khốc của việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Dần dần, một chuẩn mực quốc tế mạnh mẽ đã phát triển, lên án việc sử dụng vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức. Tiêu chuẩn này đã được biết đến với tên gọi là "sự cấm kỵ của vũ khí hạt nhân.

"Nhóm Hibakusha là chứng nhân lịch sử giúp tạo ra và củng cố sự phản đối rộng rãi đối với vũ khí hạt nhân trên khắp thế giới bằng cách dựa trên các câu chuyện cá nhân, tạo ra các chiến dịch giáo dục dựa trên kinh nghiệm của chính họ và đưa ra những cảnh báo khẩn cấp chống lại sự lây lan và sử dụng vũ khí hạt nhân", thông cáo của Hội đồng Giải thưởng Nobel viết.

Tuy nhiên, Ủy ban Nobel Na Uy cũng thừa nhận một thực tế đáng khích lệ: không có vũ khí hạt nhân nào được sử dụng trong chiến tranh trong gần 80 năm qua. Những nỗ lực phi thường của Nihon Hidankyo và các đại diện khác của Hibakusha đã đóng góp rất nhiều cho việc thiết lập "sự cấm kỵ của vũ khí hạt nhân".

Giải thưởng về hòa bình là giải Nobel duy nhất không được trao tại Stockholm (Thuỵ Điển) mà được trao tại Oslo, Na Uy.

Vào năm 2023, giải Nobel Hòa bình gọi tên nhà hoạt động người Iran Narges Mohammadi "vì cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức phụ nữ ở Iran và cuộc đấu tranh thúc đẩy quyền con người và tự do cho mọi người".

Giải Nobel được tạo ra bởi nhà phát minh người Thụy Điển Alfred Nobel, người đã chỉ thị trong di chúc rằng tài sản của ông sẽ được sử dụng để tài trợ cho "trao thưởng cho những người đã mang lại lợi ích lớn cho nhân loại trong mỗi năm".

Ông Nobel qua đời vào năm 1895 nhưng phải đến năm 1901, sau một cuộc chiến pháp lý về di chúc của ông, những giải thưởng Nobel đầu tiên mới được trao.

Mỗi năm, Ủy ban Nobel trao các giải thưởng trong 6 lĩnh vực gồm y sinh học, vật lý, hóa học, văn học, khoa học kinh tế và hòa bình.

Giải Nobel Hóa học 2024 được chia đôi

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển quyết định chia đôi giải Nobel Hóa học 2024, một nửa trao cho David Baker và nửa còn lại được trao chung cho Demis Hassabis và John M. Jumper.

Nobel Vật lý 2024 gọi tên 2 nhà khoa học đặt nền móng cho AI

Giải Nobel Vật lý 2024 gọi tên 2 nhà nghiên cứu John Hopfield và Geoffrey Hinton vì "sử dụng các công cụ vật lý để xây dựng những phương pháp giúp đặt nền tảng cho ngành máy học".

Phát hiện đột phá của 2 nhà khoa học Mỹ đoạt giải Nobel Y Sinh 2024

Giải Nobel Y Sinh mở màn cho "mùa Nobel" năm nay được Ủy ban Nobel công bố chiều 7/10 trong sự kiện được truyền trực tiếp trên website của giải thưởng.

Đại Hoàng

Bạn có thể quan tâm