Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc tìm cách do thám tàu ngầm Mỹ ở đảo Guam

Bắc Kinh đã lắp mạng lưới cảm biến âm thanh dưới nước gần đảo Guam nhằm theo dõi hoạt động của tàu ngầm Mỹ tại căn cứ lớn nhất Tây Thái Bình Dương.

SCMP dẫn lời nhà khoa học Trung Quốc cho biết một số cảm biến âm thanh tiên tiến đã được lắp tại vực thẳm Challenger, nằm trên rãnh Mariana, khu vực sâu nhất thế giới từ mực nước biển và ở gần đảo Yap, thuộc Liên bang Micronesia. Vực Challenger và đảo Yap cách nhau khoảng 300 km và cách đảo Guam khoảng 500 km về phía tây nam.

Các thiết bị giám sát này được vận hành từ năm 2016 nhưng mới được Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cống bố trong tháng này. Theo các nhà khoa học Trung Quốc, các cảm biến âm thanh này có tầm hoạt động hơn 1.000 km và đang được sử dụng cho nghiên cứu khoa học như động đất, bão và theo dõi cá voi.

Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh cho rằng hệ thống cảm biến này nhắm đến việc theo dõi hoạt động của tàu ngầm Mỹ xuất phát từ căn cứ đảo Guam tiến vào Biển Đông. Ngoài ra, hệ thống này có thể dùng để đánh chặn và giải mã tín hiệu liên lạc giữa các tàu ngầm Mỹ với trung tâm chỉ huy.

Theo sát dấu chân tàu ngầm Mỹ

Đảo Guam, nơi có căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Đây cũng là trung tâm bảo dưỡng quan trọng cho các tàu ngầm và tàu chiến của Hải quân Mỹ đang hoạt động ở Thái Bình Dương.

Trung do tham tau ngam My anh 1
Hàng loạt cảm biến âm thanh tiên tiến được Trung Quốc lắp đặt dọc theo tuyến hải trình chính của tàu ngầm Mỹ vào Biển Đông. Đồ họa: SCMP.

Vấn đề được giới phân tích đặc biệt quan tâm là hệ thống cảm biến của Trung Quốc được lắp dọc theo tuyến đường chính mà Hải quân Mỹ sử dụng để đi vào Biển Đông. Các tàu ngầm Mỹ xuất phát từ căn cứ đảo Guam đi qua rãnh Mariana dọc theo đảo Yap, Palau để tiến vào Biển Đông.

Từ đảo Guam, tuyến hải trình nhanh nhất để đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam là đi qua biển Celebes, nằm giữa Indonesia và Philippines. Tuyến đường biển này dài 3.500 km, mất khoảng gần 4 ngày di chuyển đối với tàu ngầm hạt nhân.

Hải quân Mỹ đã thiết lập đường dây liên lạc trên các tuyến hải trình chính mà tàu ngầm thường sử dụng. Hệ thống cáp dưới đáy biển kết nối với các thiết bị phát sóng âm cho phép tàu ngầm giữ liên lạc với trung tâm chỉ huy mặt đất mà không cần sử dụng vệ tinh.

Năm 2008, Hải quân Mỹ triển khai mạng lưới liên lạc tàu ngầm biển sâu có tên Deep Siren. Các tàu ngầm sẽ thả phao chìm xuống đáy biển và sử dụng tín hiệu âm thanh để gửi và nhận tin nhắn. Tín hiệu liên lạc được gửi đến vệ tinh đặc biệt do Cơ quan An ninh Quốc gia kiểm soát và tích hợp vào mạng lưới liên lạc toàn cầu.

Trung do tham tau ngam My anh 2
Đảo Guam, nơi có căn cứ lớn nhất của Hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters.

Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên, những cảm biến âm thanh tiên tiến này có thể phát hiện sự liên lạc giữa các tàu ngầm Mỹ. Các tín hiệu liên lạc được mã hóa nhưng có thể cung cấp thông tin hữu ích về hoạt động của tàu ngầm Mỹ trong khu vực. Hệ  thống cảm biến mà Trung Quốc triển khai có thể hoạt động ở độ sâu tới 12.000 m.

Theo ông Zhu, người đứng đầu chương trình giám sát và truyền thông biển sâu tại Viện Nghiên cứu Thủy âm Trung Quốc nói: “Ở độ sâu lớn, mọi thứ rất yên tĩnh và nó cho phép chúng tôi tập trung vào thứ muốn nghe nhất”.

James Lewis, Phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược Quốc tế ở Washington, cho biết việc triển khai mạng lưới giám sát âm thanh dưới nước là một trong những tiêu chuẩn của lực lượng hải quân hùng mạnh. “Trung Quốc đang trở thành một cường quốc hải quân và họ đang hành động để cụ thể hóa điều đó”.

Việc Trung Quốc tiết lộ về mạng lưới cảm biến âm thanh dưới nước là một động thái cho thấy Bắc Kinh quyết tâm cạnh tranh với Mỹ ở Thái Bình Dương. Trung Quốc đang trong quá trình hiện đại hóa và cải tổ quân đội quy mô lớn để đáp ứng ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trên toàn cầu.

Theo một nhà khoa học tham gia vào dự án, mạng lưới cảm biến dưới nước gần đảo Guam là một bước tiến để vượt qua hệ thống phòng ngự của Mỹ hình thành ở chuỗi đảo thứ 2 từ Chiến tranh Lạnh đến nay.

Tiêm kích Trung Quốc diễn tập trên tàu sân bay Liêu Ninh Tiêm kích hạm J-15 diễn tập mang mô hình tên lửa đối không và diệt hạm tuần tra quanh khu vực hoạt động của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

TQ triển khai mạng lưới theo dõi tàu ngầm, thách thức Mỹ

Bắc Kinh xây dựng mạng lưới giám sát dưới nước giúp cải thiện việc phát hiện, tấn công tàu ngầm đối phương và bảo vệ lợi ích kinh tế dọc theo con đường tơ lụa trên biển.

Át chủ bài của Trung Quốc với Mỹ: Con rể Tổng thống Trump

Dù Jared Kushner là người không có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại giao, anh lại trở thành mối quan tâm hàng đầu của tình báo Bắc Kinh từ khi ông Trump còn chưa nhậm chức.


Trung Quoc bat dau dong tau san bay thu 3 hinh anh

Trung Quốc bắt đầu đóng tàu sân bay thứ 3

0

Trung Quốc bắt đầu chế tạo tàu sân bay thứ 3 với hệ thống phóng công nghệ cao tại nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải vào cuối năm 2017, nhưng thời gian hoàn thành không được xác định.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm