Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TQ triển khai mạng lưới theo dõi tàu ngầm, thách thức Mỹ

Bắc Kinh xây dựng mạng lưới giám sát dưới nước giúp cải thiện việc phát hiện, tấn công tàu ngầm đối phương và bảo vệ lợi ích kinh tế dọc theo con đường tơ lụa trên biển.

SCMP cho biết hệ thống giám sát dưới nước triển khai dọc theo con đường tơ lụa trên biển, xuất phát từ bán đảo Triều Tiên đến bờ biển phía đông châu Phi. Hệ thống hoạt động bằng cách thu thập thông tin dưới nước như, độ mặn, nhiệt độ nước. Hải quân sau đó sử dụng thông tin đó để theo dõi chính xác hơn vị trí tàu ngầm đối phương, cũng như cải thiện khả năng định vị.

Dự án do Viện Hải dương học Nam Hải thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) dẫn đầu. Đây là dự án mở rộng quân sự chưa từng thấy được thúc đẩy bởi tham vọng của Bắc Kinh trong việc thách thức Mỹ ở các đại dương trên thế giới.

Yu Yongqiang, thành viên trong dự án nói rằng mạng lưới thể hiện sự tiến bộ trong khả năng chiến tranh dưới nước của Trung Quốc nhưng quy mô hệ thống vẫn nhỏ hơn nhiều so với của Mỹ. “Chúng tôi đã thực hiện một bước nhỏ trong hành trình dài”, ông Yu nói.

Theo các cuộc trao đổi kỹ thuật được đăng trên trang web Viện Hải dương học, mạng lưới giám sát của Trung Quốc dựa trên các phao, tàu mặt nước, vệ tinh và tàu lượn dưới nước để thu thập dữ liệu từ Biển Đông đến Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Tham vong cua Trung Quoc anh 1
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094, lớp Jin của Trung Quốc. Ảnh: AP.

Thông tin sau đó sẽ được gửi tới 3 trung tâm thông tin tình báo ở Hoàng Sa (Trung Quốc chiếm trái phép của Việt Nam từ năm 1974), tỉnh Quảng Đông và một cơ sở chung ở Nam Á để phân tích và xử lý.

Đối với tàu ngầm tuần tra trên biển, mạng lưới này sẽ trợ giúp việc xác định thông tin môi trường biển vốn rất quan trọng đối với hoạt động chiến đấu. Tàu ngầm sử dụng hệ thống định vị thủy âm (sonar) để phát hiện, định vị và tấn công mục tiêu. Tuy nhiên, sóng âm di chuyển dưới nước bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ và độ mặn của nước biển.

Nếu chỉ huy tàu ngầm không nắm được thông tin về môi trường biển ở khu vực tác chiến, ông ta có thể thất bại trong việc xác định và tấn công mục tiêu. “Bạn chắc chắn không muốn bắn ngư lôi ở điểm A khi đối phương đến từ điểm B’, ông Yu nói.

Ông Yu cho biết thêm ngoài việc hỗ trợ hoạt động tác chiến, mạng lưới giám sát còn trợ giúp điều hướng an toàn cho tàu ngầm qua những vùng biển khó khăn.

Núp bóng dưới dự án dân sự

Về cơ bản mạng lưới giám sát do một tổ chức dân sự phát triển, vận hành và không thuộc Hải quân Trung Quốc. Điều đó sẽ dễ dàng hợp thức hóa cho việc triển khai dưới dạng dự án nghiên cứu khoa học đại dương. Nhưng thực tế mạng lưới phục vụ cho mục đích quân sự, cụ thể là hạm đội tàu ngầm nhằm bảo vệ lợi ích Trung Quốc dọc theo con đường tơ lụa trên biển.

Tham vong cua Trung Quoc anh 2
Hạm đội tàu ngầm Trung Quốc đang mở rộng quy mô hoạt động ra ngoài lãnh hải nước này. Ảnh: Business Insider.

Theo Trung tâm An ninh Mới của Mỹ, đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có khoảng 260 tàu chiến mặt nước và tàu ngầm, trong khi hạm đội của Mỹ giảm xuống chỉ còn 199 tàu. Khi cuộc cạnh tranh trên các đại dương trở nên khốc liệt, các công cụ như mạng lưới giám sát dưới nước có thể là sự khác biệt giữa chiến thắng và thất bại.

Dự án “Vành đai, Con đường” do Trung Quốc khởi xướng dự định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở hơn 60 quốc gia. Những khoản đầu tư khổng lồ, chủ yếu từ Trung Quốc đã được chi cho hàng chục dự án xây dựng cảng biển, cơ sở hạ tầng, nhà máy điện và đường cao tốc.

Tuy nhiên, kế hoạch của Bắc Kinh phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc bảo vệ lợi ích dọc theo “Vành đai, Con đường”. Trong khi đó, quân đội Trung Quốc gần như không có kinh nghiệm hoạt động ngoài biên giới nước này.

Theo các nhà nghiên cứu của dự án, đối với lực lượng hải quân có nhiệm vụ bảo vệ con đường tơ lụa trên biển, rất nhiều kẻ thù đang ẩn náu trong các vùng nước thù địch. Từ Chiến tranh Lạnh đến nay, Hải quân Mỹ giám sát chặt chẽ Tây Thái Bình Dương thông qua các “chuỗi đảo”.

Biển Đông được bao quanh bởi nhiều quốc gia “không thân thiện”. Ấn Độ ngày càng thận trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, các nhà nghiên cứu cho biết. “Hệ thống của chúng tôi có thể giúp cân bằng quyền lực ở những khu vực này”, một nhà nghiên cứu dự án nói.

Tàu ngầm gặp nạn được cứu hộ như thế nào? Khi vị trí tàu ngầm gặp nạn được xác định, người ta sẽ triển khai khoang cứu hộ tàu ngầm DSRV để giải cứu các thủy thủ mắc kẹt bên trong tàu.

Tàu ngầm Trung Quốc có thể vượt Mỹ về khả năng tàng hình

Kỹ sư hàng đầu Trung Quốc tiết lộ hệ thống động lực mới có thể giúp các tàu ngầm nước này chạy êm và khó bị phát hiện hơn so với tàu của Mỹ.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm