Chân dung Barbara Rae-Venter, người góp công lớn trong vụ điều tra sát nhân Golden State. Ảnh: San Francisco Chronicle. |
Trong những tháng sau khi sát nhân Golden State bị bắt, các nhà phả hệ khác đang làm việc trong các vụ án hình sự khác nhau đã bước ra ánh đèn sân khấu để thảo luận về công việc của họ. Nếu họ không sợ công khai, tại sao tôi phải sợ?
Sau đó, một ngày nọ, con trai Christopher của tôi đến gặp tôi và nói với tôi rằng, cậu tin cuối cùng tôi nên bước ra và thừa nhận vai trò của mình trong việc giải quyết vụ án. "Mọi người cần biết mẹ đã làm gì", cậu nói đơn giản.
Tôi cũng nhận được một cuộc gọi từ cảnh sát Peter Headley. Anh vừa xem một bài thuyết trình trong đó một nhà phả hệ khác dường như cho thấy rằng cô ấy đã giải quyết vụ án Sát nhân Golden Gate. Headley nhấn mạnh rằng tôi cần phải công khai và nói ra sự thật. Cuối cùng tôi nói với anh ấy rằng tôi đồng ý công khai danh tính. Anh ấy đã liên lạc với Paul Holes. Paul đăng một dòng tweet vào ngày 22/8/2018 rằng:
Nhà di truyền phả hệ đã giúp tìm ra Sát nhân Golden Gate cho phép tôi tiết lộ tên của cô ấy - Barbara Rae-Venter. Nếu không có sự giúp đỡ của Barbara, có lẽ chúng tôi vẫn đang xây dựng cây phả hệ. Cô ấy đã giúp chúng tôi xây dựng cây và chuyên môn của cô ấy là vô giá.
Đột nhiên các phóng viên gọi tới. Các đề nghị phát biểu tại các sự kiện và diễn đàn đổ về. Tạp chí Nature đã ghi tên tôi vào danh sách "10 người quan trọng trong ngành khoa học năm 2019" của họ. Tạp chí ELLE đã đưa tôi vào danh sách "100 người có ảnh hưởng nhất" năm 2019. Trong bài viết của tạp chí TIME về tôi, Paul Holes được trích dẫn nói rằng "cô ấy đã cung cấp cho cơ quan thực thi pháp luật công cụ mang tính cách mạng nhất kể từ khi xét nghiệm pháp y ra đời vào những năm 1980".
Có một lý do nữa khiến tôi quyết định công khai.
Tôi nhớ thời mình còn là một phụ nữ trẻ lấn sân sang lĩnh vực truyền thống của nam giới. Tôi nhớ lại cách bị đối xử phân biệt và được trả lương thấp hơn hơn so với đồng nghiệp nam của mình, tôi nhớ đến những rào cản nhân tạo để thăng tiến vượt quá một mức nhất định.
Năm 2020, chỉ có 13% tổng số nhân viên thực thi pháp luật làm việc toàn thời gian ở Mỹ là nữ. Điều này cần phải được thay đổi. Một trong những mục tiêu của tôi là chứng kiến nhiều phụ nữ hơn tham gia vào khoa học, một ngành mà nam giới đã thống trị từ lâu. Ngày càng có nhiều phụ nữ trở thành nhà khoa học trong những năm qua và sự chênh lệch về tiền lương theo giới tính có xu hướng giảm bớt khi phụ nữ lên được vị trí cao hơn trong công ty.
Vì vậy, nếu câu chuyện của tôi có thể truyền cảm hứng cho một nhà khoa học trẻ ở đâu đó theo đuổi ước mơ của cô ấy, thì câu chuyện của tôi là một câu chuyện đáng kể.