Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ sẽ biến B-52 thành ‘kho vũ khí bay’

Pháo đài bay B-52 sẽ được nâng cấp thành kho vũ khí di động có khả năng kết nối tiêm kích thế hệ 5 để tấn công mục tiêu trên phạm vi toàn cầu.

B-52 Stratofortress - pháo đài bay huyền thoại của Mỹ. Ảnh: USAF

Tạp chí National Interest cho biết, Lầu Năm Góc đang có kế hoạch triển khai chương trình “Kho vũ khí bay” nhằm nâng cao sức mạnh tác chiến cho Không quân Mỹ. Kế hoạch này đã được Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đề cập trong cuộc thảo luận gần đây của Lầu Năm Góc về ngân sách quốc phòng năm 2017.

Bộ trưởng Carter không chỉ định cụ thể loại máy bay sẽ được sử dụng cho kế hoạch “Kho vũ khí bay”, nhưng ông nói rằng, chương trình sẽ dựa trên loại máy bay “lớn tuổi” có thể là B-52 Stratofortress. Các quan chức Lầu Năm Góc cho biết, B-52 sẽ được nâng cấp với khoang chứa vũ khí mới rộng hơn, cập nhật hệ thống điện tử tiên tiến.

Sau nâng cấp, B-52 sẽ có khả năng kết nối với tiêm kích thế hệ 5 như F-22 Raptor, F-35 Lighting II để tạo nên một mạng lưới thống nhất. Khi đó, trong các nhiệm vụ, các tiêm kích thế hệ 5 sẽ tận dụng lợi thế tàng hình để bay tiên phong tìm kiếm mục tiêu. Một khi đối tượng được xác định, F-22, hoặc F-35 sẽ cung cấp tham số cho B-52 bay phía sau phóng vũ khí dẫn đường tầm xa tấn công tiêu diệt mục tiêu.

Kho vũ khí bay B-52 sẽ được trang bị vũ khí dẫn đường công nghệ cao như đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM, bom thông minh JDAM, Paveway. JASSM có tầm bắn tới 370 km, có thể phóng từ ngoài tầm với của hầu hết các hệ thống phòng không hiện đại. Trong khi đó, F-22 hoặc F-35 sẽ tiếp cận gần hơn để đánh giá thiệt hại và yêu cầu đợt không kích mới nếu cần thiết.

Phao dai bay B-52 anh 1
Máy bay B-52 ném bom trong một đợt diễn tập. Ảnh: USAF

Để phát huy lợi thế tàng hình, tiêm kích F-22, F-35 phải mang vũ khí bên trong khoang. Chúng vẫn có thể mang vũ khí treo dưới cánh, nhưng khi đó, lợi thế tàng hình sẽ không còn khiến máy bay dễ tổn thương hơn trước hỏa lực phòng không. Mặt khác, tải trọng vũ khí với tiêm kích thế hệ 5 khá hạn chế, khó trang bị các vũ khí tấn công tầm xa.

Trong khi đó, giải pháp “Kho vũ khí bay” kết nối với F-22, F-35 sẽ phát huy tối đa lợi thế tàng hình của tiêm kích thế hệ 5 mà vẫn đảm bảo dội một lượng vũ khí lớn xuống đối phương. Ngoài ra, “Kho vũ khí bay” B-52 có thể phóng các máy bay trinh sát không người lái để tăng khả năng trinh sát, hoặc phóng đạn mồi bẫy đánh lừa hệ thống phòng không của kẻ thù.

Đánh giá về kế hoạch của Lầu Năm Góc, Richard Aboulafia, Phó chủ tịch Teal Groups (tổ chức nghiên cứu thị trường và phân tích quốc phòng, hàng không vũ trụ có trụ sở tại Mỹ) nhận xét.

“Bạn đang sử dụng một máy bay phản lực đã có năng lực quân sự, trong khi các lựa chọn thay thế sẽ phải thiết kế lại. Nó không phải là máy bay tàng hình, nhưng được trang bị các biện pháp gây nhiễu và đối phó với hệ thống phòng không của đối phương. Nó là một sự kết nối cho nhiệm vụ chiến đấu”.

Ông Aboulafia cho biết thêm, “Kho vũ khí bay” có thể mở rộng phạm vi tác chiến cho máy bay chiến đấu của Mỹ khi phải đối mặt với kẻ thù hùng mạnh. Ý tưởng “Kho vũ khí bay” từng được lên kế hoạch trong những năm 1980 để đối phó với Liên Xô.

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, kế hoạch không được triển khai. Tuy nhiên, gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc và lớn mạnh của Nga đang đe dọa ưu thế quân sự của Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Kế hoạch “Kho vũ khí bay” lại được xúc tiến để đáp ứng các thách thức mới.

Sau 60 năm, B-52 vẫn là 'pháo đài' chưa thể thay thế

Nhiều "pháo đài bay" B-52 của Mỹ có tuổi đời lớn hơn cả các phi công, song có lẽ Lầu Năm Góc vẫn phải sử dụng chúng tới tận năm 2040.

Sức mạnh pháo đài bay B-52 áp sát đảo phi pháp Trung Quốc

Cất cánh lần đầu năm 1952, những chiếc B-52 còn có biệt danh “pháo đài bay” nhờ lượng vũ khí lớn nó mang theo tới 35 tấn.


Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm