Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Máy bay 'made in China' đổi tên để dễ cạnh tranh

Việc đổi màu sơn và đổi tên giúp C909 thống nhất về độ nhận diện với máy bay thân hẹp C919 (đã hoạt động thương mại) và máy bay thân rộng C929 (đang phát triển).

Chiếc C909 ở Triển lãm Hàng không Quốc tế Trung Quốc ở Chu Hải. Ảnh: Reuters.

Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (Comac) đã đổi tên máy bay phản lực khu vực ARJ21 thành C909 để đồng bộ với quy ước đặt tên các mẫu máy bay khác đã và đang được hãng này phát triển, theo Reuters.

Sự thay đổi này báo hiệu ý định ngày càng mạnh mẽ của Bắc Kinh trong việc giới thiệu mình là một sự thay thế toàn diện cho Airbus và Boeing.

Việc đổi tên thương hiệu được công bố tại triển lãm hàng không lớn nhất Trung Quốc ở Chu Hải với hình ảnh C909 được sơn màu trắng trên đuôi máy bay màu xanh.

"Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến ​​của nhiều bên liên quan, chúng tôi đã quyết định sử dụng C909 làm tên thương mại mới để xây dựng thương hiệu", Zhang Xiaoguang, Giám đốc tiếp thị của Comac chia sẻ.

C909 cũng đã giảm trọng lượng, sức cản và tiếng ồn, cũng như cải thiện một số chi phí bay so với ARJ21 đã được tiếp thị trước đó, nhân viên tại gian hàng triển lãm hàng không của Comac nói với Reuters.

Việc đổi tên thương hiệu được Comac quảng bá với khẩu hiệu tiếng Anh "người bạn cũ, diện mạo mới" và khẩu hiệu tiếng Trung có thể được dịch là "gặp lại người bạn cũ lần đầu tiên".

Máy bay phản lực khu vực ARJ21 của Comac là máy bay phản lực đầu tiên của Trung Quốc được sản xuất thương mại, đi vào hoạt động vào năm 2016.

Việc đổi tên bắt đầu đồn đoán từ giữa tháng 10, khi những người đam mê hàng không phát hiện một chiếc máy bay tại một sân bay ở Trung Quốc với chữ C909 được sơn trên đuôi màu xanh lam.

Hiện tại có 124 chiếc ARJ21 đang hoạt động, chủ yếu thuộc các hãng bay Trung Quốc. Hãng nước ngoài duy nhất sử dụng ARJ21 là TransNusa (Indonesia), nhận máy bay năm 2022. Các hãng Trung Quốc đã sử dụng máy bay phản lực này trên nhiều chặng nội địa. Theo Comac, ARJ21 đã phục vụ 13 triệu lượt hành khách.

Hainan Airlines cho biết đơn vị thành viên - hãng máy báy giá rẻ Urumqi Air - sẽ đặt hàng 40 máy bay ARJ21-700, dự kiến nhận trong khoảng thời gian từ năm 2025 đến năm 2032. Hainan tiết lộ giá niêm yết cơ bản của mỗi chiếc ARJ21 là 38 triệu USD nhưng sẽ được giảm đáng kể.

Tập đoàn Trung Quốc muốn cung cấp máy bay đi Côn Đảo

Máy bay "made in China" Comac đã bay thử chặng từ TP.HCM đến Côn Đảo và mong muốn cuối năm nay có thể chính thức bay trên bầu trời Việt Nam.

'Vua hàng hiệu' bắt tay với Tập đoàn miễn thuế Trung Quốc

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn tham vọng mở các cửa hàng miễn thuế, thu hút hàng triệu khách du lịch quốc tế mua sắm tại Việt Nam.

Công nhân Boeing dừng đình công

Sau cuộc đình công kéo dài 7 tuần, các công nhân tại nhà máy Boeing đã đạt được thoả thuận tăng lương 38% trong 4 năm.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Diệu Thanh

Bạn có thể quan tâm