Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tập đoàn Trung Quốc muốn cung cấp máy bay đi Côn Đảo

Máy bay "made in China" Comac đã bay thử chặng từ TP.HCM đến Côn Đảo và mong muốn cuối năm nay có thể chính thức bay trên bầu trời Việt Nam.

Máy bay thân hẹp C919 do Comac sản xuất. Ảnh: Xinhua.

Chiều 6/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Ngụy Ứng Bưu - Phó tổng giám đốc thường trực Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (Comac) tại TP Côn Minh (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).

Theo ông Ngụy Ứng Bưu, đại diện các lãnh đạo Comac đã đi từ Thượng Hải đến Côn Minh để báo cáo với Thủ tướng Phạm Minh Chính về vấn đề thúc đẩy hợp tác, bởi họ rất coi trọng thị trường Việt Nam.

Ông cho biết Comac thành lập năm 2008 tại Thượng Hải và đến nay, vốn đăng ký đạt 50 tỷ nhân dân tệ.

Thông tin về một số loại máy bay mà công ty sản xuất, ông Ngụy Ứng Bưu cho biết có loại hơn 90 chỗ, có thể bay cự ly 3.000 km. Máy bay này đã bay thử chặng từ TP.HCM đến Côn Đảo.

"Chúng tôi rất phấn khởi vì chưa bao giờ bay đường bay hẹp và khoảng cách ngắn như vậy", đại diện Comac chia sẻ.

Hiện nay, hãng đã hợp tác với Vietjet Air để đưa máy bay chặng ngắn vào vận hành, khai thác. Lãnh đạo Comac đánh giá Vietjet Air là hãng hàng không năng động và phát triển nhanh.

Do đó, ông Ngụy mong muốn cuối năm nay, sản phẩm máy bay của công ty sẽ có thể chính thức bay trên bầu trời Việt Nam, góp phần tạo thuận lợi trong đi lại cho người dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, Comac còn sản xuất một số loại máy bay cỡ lớn, thân rộng và đã nhận được đánh giá tốt từ khách hàng.

Đáp lại, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định rất quan tâm ngành công nghiệp chế tạo máy bay của Trung Quốc. Ông tin 5-10 năm tới, Comac sẽ có bước tiến nhảy vọt, tạo ra sự cạnh tranh tốt hơn với các hãng chế tạo máy bay khác trên thế giới.

Thủ tướng bày tỏ sự quan tâm đến việc đưa máy bay Comac vào khai thác chặng Côn Đảo, bởi đường băng ở Côn Đảo rất ngắn. Việt Nam cũng đang nâng cấp sân bay Côn Đảo để mở rộng và kéo dài đường băng.

"Máy bay xuống được sân bay Côn Đảo là rất thành công. Côn Đảo tuy nhỏ nhưng có tính lịch sử, rất linh thiêng và lượng khách cũng rất lớn", Thủ tướng nói.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định ủng hộ đổi mới, sáng tạo và năng động, trong đó chú trọng yếu tố về thời gian và trí tuệ, vì chậm về thời gian sẽ lạc hậu, còn không vượt lên được trí tuệ cũng sẽ bị bỏ lại phía sau.

Nhà sản xuất máy bay 'made in China' mở văn phòng ở Singapore

Động thái này được dự đoán trở thành bệ phóng tại Đông Nam Á cho dòng máy bay chở khách thân hẹp C919 do Trung Quốc tự sản xuất.

Đằng sau việc đổi tên máy bay 'made in China' ARJ21

Tập đoàn COMAC (Trung Quốc) ngày càng thể hiện tham vọng thay thế Airbus và Boeing với các dòng máy bay C909, C919, C929 và thậm chí là cả C939.

Hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc dùng máy bay 'made in China'

China Southern Airlines - hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc về quy mô đội máy bay đã chính thức sử dụng C919 - chiếc máy bay do nước này tự sản xuất.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Diệu Thanh

Bạn có thể quan tâm