Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Đằng sau việc đổi tên máy bay 'made in China' ARJ21

Tập đoàn COMAC (Trung Quốc) ngày càng thể hiện tham vọng thay thế Airbus và Boeing với các dòng máy bay C909, C919, C929 và thậm chí là cả C939.

Máy bay ARJ21 do Trung Quốc sản xuất. Ảnh: IBA Aero,

Theo một bức ảnh đăng tải trên mạng xã hội, Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đã sơn một trong những máy bay phản lực khu vực ARJ21 bằng thương hiệu C909. Cái tên mới phù hợp với quy ước đặt tên của nhà sản xuất cho các mẫu máy bay khác như C919.

Reuters đánh giá dù hành động này phần lớn mang tính biểu tượng, việc đổi thương hiệu báo hiệu ý định ngày càng tăng của COMAC nhằm thể hiện mình là một sự thay thế toàn diện cho các hãng máy bay khổng lồ phương Tây như Airbus và Boeing. Hành động này diễn ra ngay trước triển lãm hàng không chính thức của Trung Quốc tại Chu Hải vào tháng tới.

Reuters không thể xác minh tính chính xác của các bức ảnh đang được chia sẻ trên mạng xã hội. Trong khi COMAC cũng không trả lời yêu cầu bình luận về thông tin này.

Dòng máy bay ARJ21 đã đi vào hoạt động từ năm 2016 và được nhiều hãng hàng không Trung Quốc và hãng hàng không TransNusa của Indonesia khai thác. Nhưng các nhà phân tích thị trường cho biết chiếc máy bay phản lực đầu tiên của Trung Quốc vẫn không có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu.

Máy bay tiếp theo của COMAC là C919 một lối đi đã hoạt động vào năm 2023. Nhà sản xuất máy bay này cho biết đang thiết kế dòng máy bay hai lối đi có tên là C929. Công ty cũng ám chỉ đến một chiếc C939 thậm chí còn lớn hơn trong tương lai.

C929 đã được đổi tên vào năm 2023 từ CR929 sau khi Nga rời khỏi liên doanh Trung Quốc - Nga đang phát triển dòng máy bay này. Chiếc máy bay được sơn số đăng ký B-099A và số seri sản xuất 10156, thuộc về COMAC và được đăng ký là máy bay thử nghiệm ARJ21, theo dữ liệu theo dõi của Flightradar24.

Cơ sở dữ liệu chỉ định loại máy bay của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) vẫn ghi máy bay phản lực khu vực của COMAC là ARJ21. ICAO không có phản hồi về các thông tin này khi được hỏi.

Thực tế, việc đổi tên các mẫu máy bay để tạo ra một thương hiệu duy nhất là hành động phổ biến trong ngành hàng không. Airbus vào năm 2018 cũng đã đổi tên CSeries của Bombardier thành A220 sau khi mua dòng máy bay này.

COMAC năm nay đã tăng doanh số cũng như kế hoạch sản xuất và tiếp thị máy bay bên ngoài Trung Quốc. Dù vậy, các nguồn tin trong ngành cảnh báo COMAC cần rất nhiều thời gian mới có thể thâm nhập vào thị trường quốc tế, đặc biệt là khi không có chứng nhận chuẩn từ EU và Mỹ.

Boeing sắp cắt giảm 17.000 lao động, kể cả giám đốc điều hành

Boeing thông báo sẽ cắt giảm khoảng 10% nhân sự của hãng trên toàn cầu, tương đương 17.000 lao động, trong bối cảnh cuộc đình công kéo dài.

Cháy phòng chờ thương gia của Cathay Pacific

Đám cháy khiến 250 người phải sơ tán khẩn cấp nhưng không gây ra thương vong.

Hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc dùng máy bay 'made in China'

China Southern Airlines - hãng hàng không lớn nhất Trung Quốc về quy mô đội máy bay đã chính thức sử dụng C919 - chiếc máy bay do nước này tự sản xuất.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Diệu Thanh

Bạn có thể quan tâm