Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Franz Kafka đã nỗ lực hòa giải với cha

Kafka luôn muốn hòa giải với cha mình. Ông đã viết nhiều bức thư cho cha và muốn nhờ mẹ mình gửi cho ông ấy. Nhà văn muốn mẹ ông làm cầu nối để hàn gắn tình cảm của hai cha con.

Nhà văn Franz Kafka. Ảnh: elconfidencial.
Cuoc song cac van hao anh 1
Cuoc song cac van hao anh 1

Nhà văn Franz Kafka. Ảnh: elconfidencial.

Nhà văn người Nga Anton Chekhov cũng không có mối quan hệ tốt đẹp với cha mình. Trong truyện ngắn The Father (Người cha), ông nói những điều mà tôi nghĩ có lẽ là lời tường thuật cực kì chính xác về tính cách của cha ông ấy, một cựu nông nô nghiện rượu.

Người đàn ông trong câu chuyện là một người nghiện rượu tàn nhẫn, sống phụ thuộc vào các con trai của mình và đắm chìm trong vinh quang phản chiếu của những thành công mà các con đạt được. Người cha ấy đang cố gắng kìm nén cảm giác rằng bản thân là một người vô dụng. Người cha không cố gắng nhìn nhận con trai mình thực sự là ai và không bao giờ thể hiện bất kì cảm xúc, tình cảm hay sự quan tâm đến con cái

Truyện ngắn này được coi là thuộc thể loại hư cấu, và có lẽ dấu ấn của nó đã hoàn toàn tách rời khỏi cuộc sống có ý thức của Chekhov. Nếu tác giả có thể nhìn thấy và cảm nhận được người cha đã thực sự đối xử với mình như thế nào, thì ông ấy chắc chắn sẽ chìm trong nỗi xấu hổ sâu sắc, hoặc sa vào cơn giận dữ.

Nhưng vào thời điểm đó, cách phản ứng như vậy là không thể chấp nhận được. Thay vì chống lại cha mình, Chekhov đã hỗ trợ cả gia đình, ngay cả trong giai đoạn đầu của sự nghiệp khi ông kiếm được rất ít tiền. Ông trả tiền mua căn hộ của cha mẹ mình ở Moscow, tận tình chăm sóc họ và các anh trai.

Nhưng trong thư từ của ông ấy, tôi thấy nhà văn rất ít đề cập đến người cha. Những đoạn văn như vậy minh chứng cho thái độ từ ái và hiểu biết của người con trai. Không có dấu vết của sự phẫn nộ trước những trận đòn tàn nhẫn mà hầu như ngày nào chàng trai trẻ Chekhov cũng phải nhận từ người cha của mình.

Vào những năm đầu của tuổi 30, Chekhov đã ở vài tháng trên đảo Sakhalin, một khu chuyên dành cho những kẻ phạm tội. Theo chủ ý của ông, ông muốn mô tả cuộc sống của những người bị kết án, bị hành hạ và bị tra tấn. Ông không nhận thfíc được sự thực rằng ông cũng là một trong số họ.

Những người viết tiểu sử của nhà văn cho rằng cái chết sớm của ông ở tuổi 44 là do điều kiện sống khó khăn và cái lạnh khắc nghiệt trên đảo. Nhưng chúng ta không nên quên rằng, giống như người anh trai Nikolai, người đã chết vì bạo bệnh khi còn trẻ, Chekhov bị bệnh lao hành hạ như suốt cả cuộc đời.

Có nhiều bằng chứng cho thấy những nỗi đau khổ của Kafka, cả tình yêu lớn của ông là Milena Jesenska và trên hết là em gái Ottla của ông. Ông ấy có thể tâm sự với họ về hầu hết mọi thứ, nhưng không có nỗi lo lắng ban đầu của ông và cách ông ấy phải chịu đựng sự giáo dục có phần hà khắc của cha mẹ mình.

Những điều này vẫn là chuyện cấm kị. Cuối cùng, ông ấy đã thực sự tiến xa đến mức viết lên cuốn sách nổi tiếng Letter to His Father (Thư gửi Cha). Tuy nhiên, ông không gửi nó không cho cha mà là cho mẹ mình, và nhờ bà chuyển cho bố ông.

Ở người mẹ, ông tìm kiếm một người khai sáng, hi vọng rằng sau khi đọc bức thư, bà sẽ thấu hiểu những đau khổ của người con và đề nghị làm trung gian hòa giải giữa hai cha con. Nhưng mẹ ông đã giữ lại bức thư và không bao giờ cố gắng nói chuyện với con trai mình về lá thư đó. Và nếu không có sự hỗ trợ của một người khai sáng, Kafka đã không thể tự mình đối đầu với cha. Mối đe dọa trừng phạt quá khủng khiếp.

Chúng ta chỉ cần nhớ lại những câu chuyện The Judgement (tạm dịch: Phán quyết) hay The Metamorphosis (tạm dịch: Sự biến chất) để hiểu rõ nỗi sợ hãi của ông ấy về một mối đe dọa bị trừng phạt đã đẩy mọi chuyện đi xa đến mức nào. Thật không may, không ai có thể động viên Kafka vượt qua những nỗi sợ hãi này và gửi đi bức thư. Nếu có ai đó động viên, có lẽ ông ấy sẽ đủ can đảm để vượt qua sợ hãi và cfíu sống chính mình. Ông không thể thực hiện bước này một mình, ông mắc bệnh lao và qua đời ở tuổi tứ tuần.

Tôi cũng đã quan sát những điểm tương đồng tương tự trong cuộc đời của Friedrich Nietzsche. Tôi đã mô tả bi kịch của ông trong hai cuốn sách The Untouched Key (tạm dịch: Chìa khóa bí ẩn) và Breaking Down the Wall of Silence (tạm dịch: Phá vỡ bức tường im lặng). Tôi giải thích thành tựu tuyệt vời của Nietzsche như một lời cầu cfíu, một mong muốn giải thoát khỏi sự dối trá, bóc lột, đạo đfíc giả và sự bất mãn không thể hóa giải của chính ông ấy.

Không ai, ít nhất là bản thân Nietzsche, có thể thấy ông ấy đã phải chịu đựng tất cả những điều này như thế nào khi còn nhỏ. Nhưng cơ thể ông đã hoạt động không ngừng dưới gánh nặng này. Chàng trai trẻ Nietzsche bị bệnh thấp khớp nghiêm trọng cộng thêm chứng đau đầu.

Chắc chắn là do việc để cảm xúc dồn nén một cách mãnh liệt khiến những căn bệnh này nặng hơn. Ông cũng bị ảnh hưởng bởi vô số lời phàn nàn khác trong suốt một năm học ở trường.

Không ai có thể nhận ra rằng nguồn gốc thực sự của nỗi đau khổ của ông là những định kiến ngoan cố chi phối cuộc sống hàng ngày. Tất cả những người xung quanh ông đều hít thở cùng một bầu không khí như thế. Nhưng cơ thể ông tiếp thu thói đạo đức giả này sâu sắc hơn nhiều so với những người khác.

Nếu ai đó đã giúp Nietzsche thừa nhận những tri thức, những tín tức được lưu trữ trong cơ thể ông, có lẽ ông đã không “mất lí trí” và mù quáng trước sự thật của chính mình trong suốt phần đời còn lại.

Alice Miller/ Bách Việt Books và NXB Phụ nữ Việt Nam

SÁCH HAY