Nhà văn Mishima Yukio đã có tuổi thơ không hạnh phúc. Ảnh: Nippon. |
Giống như Rimbaud, nhà văn Nhật Bản nổi tiếng Yukio Mishima, thường tự cho mình là một con quái vật vì anh cảm thấy bên trong mình có khuynh hướng bệnh hoạn và biến thái. Con người tài hoa này đã tự sát kiểu hara-kiri [1] vào năm 1970 ở tuổi 45.
Trong suy nghĩ của Yukio Mishima luôn tồn tại nhiều tưởng tượng xoay quanh cái chết, mặt tối của thế giới và bạo lực tình dục. Mặt khác, những bài thơ của ông cho thấy một sự nhạy cảm khác thường đã gây ra cho anh nhiều đau khổ vô. Những đau khổ bắt nguồn từ trải nghiệm bi thương thời thơ ấu.
Mishima là con đầu lòng. Lúc anh chào đời, vào năm 1925, cha mẹ mới kết hôn và sống trong nhà ông bà nội. Không có gì bất thường về điều này ở Nhật Bản vào thời điểm đó. Gần như ngay từ đầu, anh được sống quây quần trong phòng của bà ngoại 50 tuổi của mình. Cũi của anh đặt cạnh giường của bà. Anh sống ở đó nhiều năm, tách biệt với thế giới bên ngoài và chỉ tiếp xúc với bà.
Bà của Mishima bị trầm cảm nặng. Thỉnh thoảng, bà làm cho cậu bé hoảng sợ bằng những cơn cuồng loạn bùng phát. Bà không có gì ngoài sự khinh thường đối với người chồng và con trai, cha của Mishima. Nhưng theo một cách riêng, bà tôn thờ đứa cháu nhỏ. Bà muốn nó thuộc về bà chứ không phải ai khác.
Trong cuốn tự truyện của mình, Mishima kể lại sự ngột ngạt và mùi khét lẹt của căn phòng mà anh đã sống với bà. Nhưng anh không nói với chúng ta về bất kì cơn thịnh nộ hay sự ghê sợ nào mà anh cảm thấy về hoàn cảnh của mình, bởi vì nó có vẻ bình thường đối với anh.
Năm bốn tuổi, anh phát bệnh nặng và được chẩn đoán là “tự trúng độc”, sau này trở thành mạn tính. Khi mới đi học, năm sáu tuổi, đây là lần đầu tiên anh tiếp xúc với với những đứa trẻ khác. Anh cảm thấy xa lạ và lạc lõng khi ở giữa chúng.
Đương nhiên, anh gặp khó khăn trong việc kết nối với những đứa trẻ khác. Những đứa trẻ đó có cảm xúc tự do và không gò bó, vì chúng sống trong môi trường gia đình hoàn toàn khác, có cách đối xử khác. Khi lên chín tuổi, bố mẹ anh dọn đến một căn hộ riêng nhưng không đưa con trai theo cùng.
Đấy là thời điểm anh bắt đầu làm thơ và nhận được sự động viên tích cực và nhiệt tình của bà ngoại. Năm 12 tuổi, cuối cùng anh cũng phải chuyển đến ở với cha mẹ. Mẹ tự hào về những gì anh đã viết, nhưng cha đã xé hết bản thảo.
Mishima buộc phải tiếp tục viết trong bí mật. Ở nhà, anh không tìm thấy sự thấu hiểu và động viên. Bà của anh đã cố gắng vỗ về anh bằng sự dịu dàng của mình, trong khi cha lại muốn biến anh thành một “người đàn ông đích thực”, giáo dục cực đoan bằng những trận đòn tới tấp.
Thế nên, anh thường xuyên đến thăm bà của mình, đấy là nơi anh ẩn náu khỏi sự tàn ác của cha anh. Vào khoảng thời gian đó, bà đã đưa anh ấy đến thăm nhà hát lần đầu tiên trong đời. Điều này đã mở ra cánh cửa cho một thế giới hoàn toàn mới: thế giới của cảm xúc.
Tôi hiểu việc Mishima tự sát là biểu hiện của việc anh ấy không thể trải nghiệm cảm giác ban sơ là chống lại cuộc nổi dậy, tức giận và phẫn nộ trước những gì mình phải chịu đựng.
[...]
Nguyên nhân dẫn đến việc Mishima tự sát đã được nâng tầm lên rất nhiều, nhưng lí do thuyết phục nhất lại ít được nhắc đến. Xét cho cùng, việc chúng ta mắc nợ ông bà, cha mẹ (hoặc những người chăm sóc) là điều hoàn toàn bình thường, ngay cả khi chúng ta phải chịu đựng rất nhiều khổ sở.
Đây là một phần không thể thiếu của đạo đức, như chúng ta hiểu. Nhưng chính cái gọi là đạo đức này đã đặt cảm xúc chân thật và sự thật mà chúng ta đã trải qua vào một nấm mồ không chút dấu vết. Dù bị bạo hành, nhưng có những đứa trẻ không thể phản kháng lại người nuôi dưỡng.
Bệnh tật nặng, chết sớm và tự tử là hậu quả có thể xảy đến của việc tuân theo các quy tắc mà chúng ta gọi là "đạo đức", mặc dù trên thực tế, chúng bóp nghẹt cuộc sống đích thực của chúng ta. Điều này sẽ tiếp tục xảy ra ở khắp nơi, nếu chúng ta vẫn trân trọng những luật lệ này hơn là cuộc sống của chính mình.
Cơ thể phản đối cách đối xử như vậy thông qua ngôn ngữ duy nhất của nó, đấy là bệnh tật. Một ngôn ngữ hiếm khi được hiểu chừng nào chúng ta còn phủ nhận những cảm xúc đích thực mà bản thân nhận được trong thời thơ ấu.
[1] Hara-kiri (mổ bụng): là một nghi thức tự sát thời xưa của người Nhật. Theo nghi thức này, một samurai sẽ tự mổ bụng tuẫn tiết khi bị thất trận hoặc khi chủ bị chết để tránh bị rơi vào tay quân thù và bị làm nhục hoặc như một hình thức tử hình đối với các samurai đã phạm tội nghiêm trọng, hoặc tự thực hiện vì họ đã phạm tội nghiêm trọng làm ban thân phai xấu hổ. (ND)