Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Các hãng hàng không giám sát bệnh của phi công thế nào?

Việc cơ phó chuyến bay 4U9525 cố ý điều khiển phi cơ lao xuống núi là sự báo động với ngành hàng không phải nâng cao hiệu quả sát hạch thể chất và sức khỏe tâm thần của phi công.

Mỗi nước áp dụng quy trình kiểm tra sức khỏe phi công khác nhau. Ảnh minh họa: Baymac
Mỗi nước áp dụng quy trình kiểm tra sức khỏe phi công khác nhau. Ảnh minh họa: Baymac

Quy trình kiểm tra lỏng lẻo

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Môi trường Y học Hàng không và Vũ trụ (Mỹ) năm 2014 đã phân tích dữ liệu các vụ tai nạn hàng không trong 20 năm (từ 1993 đến 2012). Theo nhóm tác giả, 7.244 vụ tai nạn xảy ra trong giai đoạn này nhưng chỉ có 24 trường hợp do "phi công tự sát", tức chiếm tỷ lệ chưa tới 1%. Dẫu vậy, sức khỏe tâm thần của phi công đã trở thành một vấn đề mà các chuyên gia đang nỗ lực tìm hiểu.

"Đây là một trong những vấn đề khó nhất khi nghiên cứu về y học hàng không", tiến sĩ Alpo Vuorio, chuyên gia tại Trung tâm Y tế Sân bay Mehilainen, Phần Lan, nói trên tạp chí Time. Ông là người chuyên giám sát việc kiểm tra sức khỏe, bao gồm sức khỏe tâm thần, của phi công và phi hành đoàn trên những chuyến bay thương mại.

Tuy nhiên, trang NBC cho biết mỗi nước áp dụng biện pháp đánh giá khác nhau. Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh bắt buộc các phi công phải kiểm tra sức khỏe tâm thần theo định kỳ hàng năm. Trong khi đó, Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang (FAA), Mỹ, yêu cầu phi công kiểm tra sức khỏe cứ mỗi 6 tháng, đối với phi công trên 40 tuổi, hoặc mỗi năm, đối với phi công dưới 40 tuổi.

Cơ phó lao máy bay vào núi từng bị 'trầm cảm nghiêm trọng'

Andreas Lubitz, cơ phó điều khiển chuyến bay 4U9525 va chạm với núi Alps, từng phải điều trị tâm thần vì "trầm cảm nặng" 6 năm trước.

Hành trình trở thành 'kẻ giết người hàng loạt' của cơ phó

Từ một phi công với niềm đam mê dù lượn, Andreas Lubitz trở thành kẻ tước đoạt mạng sống của 149 người trên chuyến bay 4U9525 hôm 24/3.

Điều cần lưu ý ở chỗ, bài kiểm tra chú trọng nhiều vào thể chất phi công, sức khỏe tâm thần không phải là nội dung hoàn toàn bắt buộc. Nếu các bác sĩ lo ngại về các dấu hiệu của phi công, họ sẽ ra chỉ thị kiểm tra tâm lý riêng.

Do vậy, "trừ phi phi công thành thật, nếu không chẳng có gì bảo đảm các bác sĩ sẽ biết về tình trạng tâm lý của anh ta", Diane Damos, chuyên gia tâm lý hàng không, nói.

FAA từng ra thông báo nhấn mạnh: "Tất cả phi công phải báo cáo đầy đủ về tình hình sức khỏe và tâm lý, các loại thuốc men đang sử dụng. Những người cố tình che giấu, hoặc nêu thông tin sai sự thật, có thể bị phạt đến 250.000 USD".

Theo ông Vuorio, một số hãng kiểm tra tình trạng tâm lý của phi công rất đơn giản. Các phi công chỉ cần trả lời câu hỏi "có - không" cho những câu hỏi như họ từng đến gặp bác sĩ tâm thần hoặc từng tự tử không. "Bạn phải tìm cách xác định phi công có thực sự ổn. Đây chưa bao giờ là việc dễ dàng", ông Vuorio nói.

Vì sao phi công muốn giấu bệnh? 

Phi công là nghề đối mặt với nhiều áp lực và căng thẳng. Tuy nhiên, họ luôn cố giấu những rắc rối tâm lý của mình. Ảnh: Independent
Phi công là nghề đối mặt với nhiều áp lực và căng thẳng. Tuy nhiên, họ luôn cố giấu những rắc rối tâm lý của mình. Ảnh: Independent

Nghề phi công, cũng giống như nghề bác sĩ, cảnh sát, đều là những nghề thường xuyên đối phó với áp lực cao như bảo đảm thể chất theo yêu cầu công việc và nhận trách nhiệm trước cuộc sống của hàng trăm hành khách. Do vậy, họ thường né tránh cảm xúc, tạm gác những tâm lý khó khăn, xúc động nhất thời để không ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.

"Họ luôn được yêu cầu phải hoàn thành tốt tất cả mọi nhiệm vụ. Guồng xoáy công việc khiến họ không có nhiều bạn bè để tâm sự và chia sẻ. Họ không thể tỏ ra kém minh mẫn hoặc đang gặp rắc rối trước mặt mọi người. Do vậy áp lực càng thêm nặng", chuyên gia tâm lý Barbara Van Dahlen nói.

Scott Shappell, cựu điều tra viên tai nạn hàng không, cho biết phần lớn phi công thường cố che đậy những vấn đề sức khỏe, như trầm cảm hoặc chứng thường xuyên lo âu, vì lo ngại sẽ bị đình chỉ bay.

"Vấn đề ở chỗ, các hãng chưa có cơ chế khuyến khích phi công báo cáo đúng sự thật. Họ biết rằng nếu họ thành thật thì chắc chắn sẽ bị 'vết đen' theo cách vận hành của ngành này", tiến sĩ Shappell nói. 

Điểm trùng hợp trong các thảm họa máy bay vì phi công tự sát

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi tự sát của phi công là trầm cảm, các mối quan hệ xã hội biến động và tài chính khó khăn, theo báo cáo của Cơ quan Quản lý Hàng không Mỹ.

 

Tại sao phi công là nghề áp lực cao và dễ stress?

Phi công là người đảm bảo tính mạng cho tất cả hành khách và phi hành đoàn, đối mặt với thời tiết bất thường, phi cơ hỏng, khủng bố và nhiều áp lực khác trong quá trình bay.

Trong khi đó, nhiều bác sĩ đánh giá sức khỏe phi công lại không thường xuyên trao dồi các kiến thức mới về y học. Do vậy, họ có thể không nhận ra dấu hiệu ngầm về tình hình suy sụp hay nghiện thức uống có cồn của phi công. Ngay cả với một số chuyên gia, việc xác định một người có ý muốn, hoặc có xu hướng tự sát, luôn là nhiệm vụ khó khăn. Một phán đoán sai lầm của bác sĩ có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của phi công.

Tiến sĩ William Sledge là người đánh giá sức khỏe phi công của Cơ quan Quản lý Hàng không Liên bang (FAA, Mỹ). Ông cho biết khoảng 40% phi công mà ông tiếp xúc có những vấn đề vì nghiện rượu, 30% có biểu hiện trầm cảm hoặc chứng âu lo. Tuy nhiên, chỉ một nửa trong số những người trầm cảm đã khai báo ngay từ đầu. Ông Sledge chỉ biết tình trạng của những người còn lại sau khi họ gây ra tai nạn khiến nhà chức trách phải vào cuộc.

Tai nạn 4U8525: Đừng đổ lỗi cho trầm cảm

Chuyên gia tâm lý học cho hay, những nhận định vội vã về vụ tai nạn máy bay của hãng Germanwings đang ảnh hưởng xấu tới nhóm người mắc chứng trầm cảm trong xã hội.

Nhiều nước châu Âu thay đổi quy định bay sau vụ Germanwings

Từ 27/3, các hãng hàng không Đức bắt đầu áp dụng quy tắc mới trong buồng lái máy bay. Theo đó, phải có ít nhất 2 người trong buồng lái tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình bay.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm