Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tai nạn 4U8525: Đừng đổ lỗi cho trầm cảm

Chuyên gia tâm lý học cho hay, những nhận định vội vã về vụ tai nạn máy bay của hãng Germanwings đang ảnh hưởng xấu tới nhóm người mắc chứng trầm cảm trong xã hội.

Cơ phó Andreas Lubitz trên chuyến bay 4U9295. Ảnh: Facebook
Hôm 24/3, chuyến bay mang số hiệu 4U9525 của hãng Germangwing chở theo 150 người, lao xuống vách núi Alps, phần thuộc Pháp. Sau vài ngày, các nhà điều tra chưa tìm thấy bất cứ sự cố kỹ thuật nào có thể khiến máy rơi.

Mọi nghi ngờ đổ dồn về cơ phó Andreas Lubitz. Anh dường như đã cố tình lái máy bay đâm vào vách núi. Hàng loạt các bài báo "cố gắng" truyền tải thông tin về chuyện Lubitz từng mắc bệnh trầm cảm. Điều này khiến dư luận thế giới rúng động.

Trầm cảm là một loại hội chứng rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Theo Guardian, khoảng 20% người trưởng thành từng trải qua trạng thái này với những biểu hiện như mệt mỏi, tuyệt vọng hoặc mặc cảm. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai. Nhiều người thành công từng mắc chứng bệnh này như cựu thủ tướng Anh Winston Churchill, nhà văn Charles Dickens và họa sĩ Henri Matisse.

Không bằng chứng nào cho thấy người trầm cảm sẽ dễ gây hại cho những người khác. Ngược lại, các tư liệu khoa học chỉ ra rằng những người mắc hội chứng này thường bị người khác làm tổn thương, hoặc chính họ làm tổn thương bản thân.

"Cách đây 6 năm, Lubitz từng xin nghỉ vài tháng trong quá trình đào tạo phi công vì chứng trầm cảm. Anh ta có thể đã hồi phục tinh thần. Sau đó, cơ phó của 4U9525 vượt qua các bài kiểm tra về thể chất và tâm lý trước khi lên chuyến bay. Vì vậy, việc quy kết trách nhiệm cho tiền sử bệnh tâm thần của Lubitz là một hành động vô trách nhiệm", Masuma Rahim, một chuyên gia tâm lý, nhận xét.

Trong xã hội, rất nhiều người mắc chứng trầm cảm. Họ có thể là giáo viên, luật sư, thợ sửa ống nước hoặc chuyên gia y tế. Một báo cáo gần đây cho biết, khoảng 40.000 nhân viên của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) xin nghỉ trong năm 2014 bởi công việc quá căng thẳng, nhiều lo âu và trầm cảm. 20% trong số những người này là bác sĩ. Họ thuộc nhóm những người có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao hơn những người khác. 

Một người mắc bệnh trầm cảm không có nghĩa là người đó sẽ không thích hợp với công việc. Tuy nhiên, nếu dựa theo một ý kiến gần đây, điều đó là sai?

Thế giới có thể sẽ không bao giờ hiểu hết lý do tại sao Lubitz lái chiếc Airbus 320 của hãng Germanwings đâm vào vách núi. Nhưng những giả định về vấn đề sức khỏe tâm thần của anh là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn sẽ khiến xã hội thêm kỳ thị và phân biệt đối xử với những người mắc chứng bệnh này. Họ có thể sẽ ngại tìm tới các dịch vụ tâm lý cũng như tiết lộ những vấn đề mà họ gặp phải.

Theo Rahim, giới truyền thông nên giúp mọi người hiểu rằng xã hội cần quan tâm và giúp đỡ những người như Lubitz hơn là lên án và lăng mạ anh. "Những nhận định vội vã đang khiến sự kỳ thị vào một nhóm người trong cộng đồng tăng lên", bà nói.

Chưa loại bỏ lỗi kỹ thuật trong thảm kịch máy bay Đức

Các nhà điều tra tai nạn của hãng Germanwings chưa thể loại bỏ giả thiết lỗi kỹ thuật là nguyên nhân khiến máy bay rơi tại miền nam nước Pháp hôm 24/3, khiến 150 người tử nạn.

Tại sao phi công là nghề áp lực cao và dễ stress?

Phi công là người đảm bảo tính mạng cho tất cả hành khách và phi hành đoàn, đối mặt với thời tiết bất thường, phi cơ hỏng, khủng bố và nhiều áp lực khác trong quá trình bay.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm