Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Voi chiến thời Nguyễn ở Hà Nội và những chuyện trên phố phường

Đời Nguyễn, ở Hà Nội vẫn còn mấy con voi chiến. Sau khi tắm rửa, người quản tượng thường dắt chúng đi ăn. Thức ăn của voi là mấy hàng rào tươi tốt của nhà dân gần đó.

Ha Noi thanh lich anh 1

Thời Nguyễn, voi chiến được dùng trong nhiều nghi lễ quan trọng của cung đình. Ảnh: Alamy.

[…]

“Cáng” là phương tiện giao thông của các quan, các nhà giàu có, các người ốm. Làm cáng bằng một đòn ống to, mắc một cái võng khổ rộng, có hai nẹp để căng võng ra. Trên là cái mui luyện, khung tre, lợp giấy sơn. Hai bên có màn gió. Khi đi muốn người ta thấy mặt, thì bỏ mui ra, lúc ấy gọi là “võng trần” . Rước vinh quy, bà nghè ngồi võng trần. Chính phủ đền công lao các bà như thế.

Người ốm hay người đi đường dài, thì nằm trong cáng, buông màn gió. Cáng có hai người khiêng. Theo sau còn một người đánh đôi “chấu”, là hai cái giá ba chân, để gác cáng khi cần nghỉ.

Đời Nguyễn Hà Nội còn mấy con “voi chiến”, thường tắm ở Hồ Voi, trước Cột Cờ. Thỉnh thoảng “quản tượng” lại dong ra phố, đi ăn, nghĩa là ăn bờ rào nhà người ta. Nhà chủ phải “biết điều”. Gặp nhà chủ “cứng”, ông chủ lại giở gói “nấm cỏ rầy” ra biếu, thì chủ nhà cũng “chu tất”. “Nấm cỏ rầy” là thứ nấm mọc trên đống phân voi, nấm có tiếng.

Đôi khi trong phố có đám “tù dây” đi xin. Đây là tù lâu năm, được cai ngục buộc theo một đoạn dây dài, ra phố để kiếm ăn thêm. Cũng có vài người mắc bệnh hủi, đi xin. Không cho, thì mó tay vào đồ hàng.

Nhộn nhịp là những lần có các đội quân, đi “quân thứ” qua Hà Nội để lĩnh thêm đồ và quân lương. Dân chỉ trỏ: Ông kia là quan Tiễu phủ Ông Ích Khiêm đấy. Dân mến tài ông Khiêm.

Ha Noi thanh lich anh 2

Sách Hà Nội thanh lịch của Hoàng Đạo Thúy ghi lại nhiều chuyện liên quan đến cuộc sống thường ngày của người xưa. Ảnh: Phong Linh.

Thỉnh thoảng một vài lần, quan huyện Thọ đi thăm dân, gọi là “Hành bạt”. Quan huyện là quan nhỏ nhất của triều đình, và quan to nhất của địa phương. Dân gọi là “phụ mẫu” vì lo cho dân như cha mẹ lo cho con. Dân kính trọng. Làm tể tướng khi về quê, cũng đến chào quan huyện: “Tể tướng bái huyện quan”.

Quan huyện ngồi võng trần, che hai lọng. Đi trước có người lính cầm gậy trúc, gọi là cái “hèo”, dụng cụ để trừng trị người hư. Rồi đến một người lính già cầm cái “trống khẩu tong tong” để điều khiển người khiêng võng, đồng thời báo cho mọi người biết chuyện quan đi qua, phải đứng dậy. Theo sau có một thầy đề và một người lính cắp tráp, xách theo cái điếu ống. (Điếu ống gỗ xe trúc dài, không phải điếu cầy).

Sau vua Gia Long, chỉ có vua Thiệu Trị là có màn “bắc tuần”. Nghiêm lắm, các nhà phải đóng cửa, vì nhìn vua là phạm tội. Vua thiết triều ở hành điện Kính Thiên để các quan vào lạy. Các quan hưu được lạy khi vua đi qua cửa Kim Mã và được thưởng mỗi người một đồng tiền bạc. Vua Thành Thái ra hai lần, một lần vì hội Cầu. Vua mặc áo thâm thường, vì đang có tang. Lần sau vào khoảng 1906.

Đám rước “vinh quy” cuối cùng vào năm 1911. Dân làng Lũ ra phố Hàng Bột, đón ông nghè Nguyễn Sĩ Giác về “bái tổ”.

[…]

Tên gọi ít người biết của Hồ Gươm

Trải qua nhiều biến thiên của thời đại, các địa danh nổi tiếng của thủ đô đã nhiều lần đổi tên. Những cái tên xưa cũ ấy phần nhiều đã trôi vào dĩ vãng.

Lý do vua Minh Mạng đổi tên thành Thăng Long thành Hà Nội

Khi không còn là kinh đô của đất nước, thành Thăng Long đã được đổi tên. Việc dùng tên nào cho phù hợp đã khiến bậc quân vương phải đắn đo suy nghĩ.

Hoàng Đạo Thúy/ NXB Kim Đồng

SÁCH HAY