Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuốn sách quý cho những ai yêu hội họa

Với hơn 50 năm kinh nghiệm, họa sĩ Nguyễn Đình Đăng chia sẻ các kiến thức về nghệ thuật và chất liệu vẽ dessin trong ấn phẩm "Nghệ thuật dessin".

Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng (sinh năm 1958) đã có kinh nghiệm 50 năm vẽ sơn dầu và hơn 50 năm vẽ dessin. Hiện, ông sinh sống tại Nhật Bản, nơi ông nghiên cứu lý thuyết vật lý hạt nhân tại viện RIKEN đồng thời vẽ tranh và tham gia triển lãm thường niên của hội Mỹ thuật Chủ Thể tại Bảo tàng Mỹ thuật Tokyo. Ông là hội viên của hội này từ năm 2005 và của hội Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1987.

Ngoài ra, ông còn viết và dịch thuật nhiều chuyên khảo về văn học, nghệ thuật và âm nhạc.

Nghệ thuật dessin là cuốn sách thứ hai của Nguyễn Đình Đăng viết về mỹ thuật, sau cuốn Kỹ thuật vẽ sơn dầu. Theo họa sĩ, không thể dịch được thuật ngữ “dessin” sang tiếng Việt, bởi những thuật ngữ dù thuần Việt hay Hán-Việt như "đi nét", "hình họa" hay "ký họa" đều đánh mất ý nghĩa sâu xa của nó.

hoa si nguyen dinh dang anh 1

Cuốn sách "Nghệ thuật dessin" của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng. Ảnh: Việt Linh.

Với Nghệ thuật dessin, lần đầu tiên các kiến thức về nghệ thuật và chất liệu vẽ dessin, kể từ thế kỷ XIII-XV, được tổng hợp và hệ thống hóa trong mối liên hệ mật thiết với lịch sử mỹ thuật, triết học và khoa học trong cùng một cuốn sách. Ấn phẩm có 8 chương:

Chương 1 trình bày các vấn đề lịch sử, triết học, nền tảng lý thuyết liên quan tới bản chất của nghệ thuật dessin, được các bậc thầy Phục Hưng coi là cha đẻ của nghệ thuật hội họa, điêu khắc và kiến trúc. Chương 2 mô tả chi tiết hầu hết dụng cụ và chất liệu được dùng để vẽ dessin từ thời Phục Hưng đến nay.

Chương 3 tóm tắt lịch sử và nguyên lý các phương pháp dạy và học dessin, bắt đầu từ những cuốn sách mẫu thời Trung Cổ cho tới các phương pháp tạo dựng khối và cấu trúc giải phẫu ở thế kỷ XX. Chương 4 tóm lược tiểu sử liên quan tới nghệ thuật dessin của một số danh họa tiêu biểu nhất trong nghệ thuật này từ thế kỷ XV tới thế kỷ XX.

Chương 5 sưu tập một số giai thoại liên quan tới dessin trong cuộc đời một số danh họa. Chương 6 kể về những hồi ức trong nghiệp vẽ dessin của bản thân tác giả từ khoảng 3, 4 tuổi tới nay.

Chương 7 là một số dessins chọn lọc của họa sĩ Nguyễn Đình Đăng. Chương 8: Phụ lục.

Lịch sử tiến triển, nền tảng lý thuyết và triết học của nghệ thuật dessin được trình bày trong cuốn sách này sẽ giúp người đọc nhận thức được bản chất của dessin. Chi tiết về tính chất và cách sử dụng của hầu hết chất liệu được dùng để vẽ dessin được mô tả kỹ lưỡng như một cẩm nang để tiện tra cứu.

Tổng quan về các phương pháp dạy và học vẽ dessin từ thời Phục Hưng tới thế kỷ XX cung cấp một hình dung tổng thể về sự phát triển trong việc rèn luyện nghệ thuật dessin.

Bên cạnh đó, sách cũng tóm tắt tiểu sử hoạt động của 34 danh họa vẽ dessin tiêu biểu, của bản thân tác giả, cũng như các giai thoại về các danh họa được kể lại trong cuốn sách chắc chắn sẽ tạo cảm hứng cho nhiều họa sĩ, sinh viên mỹ thuật cũng như những ai say mê nghệ thuật này.

Giải thưởng Sách Quốc gia do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức. Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu (2023) tổ chức ngày 29/12/2023 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội). Đơn vị tài trợ Kim cương: Ngân hàng VIB, Đơn vị tài trợ bạc: THACO.

Hơn 300 tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ Ngô Xuân Bính

Các tác phẩm nghệ thuật đa dạng chất liệu được họa sĩ Ngô Xuân Bính giới thiệu trong bộ “Ego - Người" (Ego - Bản thể - Ego cộng đồng - Không gian nghệ thuật đại đô thị cộng đồng).

Ánh Hoàng

Bạn có thể quan tâm