Các hoạt động tâm lý của người nguyên thủy cũng rất giống trẻ em, vì vậy, với những giấc mơ của người nguyên thủy mà ta may mắn thu thập được dữ liệu và nghiên cứu, chúng rất giống với giấc mơ của trẻ. Chỉ ở trẻ em và các tộc người nguyên thủy, giấc mơ có thể thể hiện ý nghĩa thực của nó mà không cần ngụy trang và biểu tượng hóa.
Với người lớn ở nền văn minh hiện đại cũng vậy, chúng ta cũng có những ảo mộng và quá khứ thời thơ ấu nên giấc mơ của chúng ta cũng có thể đơn giản như giấc mơ của trẻ, hoặc trong những giấc mơ phức tạp hơn, có thể chứng minh được trong đó có tồn tại những ước muốn thời thơ ấu thông qua phân tích.
Bức tranh mô tả những đứa trẻ chạy trong giấc mơ. Nguồn: Joycare. |
Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng bất kể văn hóa và tinh thần có thể phát triển đến đâu, cũng như các lễ nghi xã hội đã giúp chúng ta phát triển và tách rời chúng ta khỏi tuổi thơ đến đâu, thì quá khứ từ thời thơ ấu vẫn đang bị đè nén và ngủ quên trong mỗi chúng ta, trong đời sống tâm lý vô thức của chúng ta.
Một ước muốn có thể đánh thức tuổi thơ đang say ngủ trong chúng ta, kích hoạt nó và làm nó bùng lên trong giấc mơ của chúng ta. Như Stevenson đã mô tả điều đó rất tuyệt vời trong “Virginibus Puerisque” như sau:
“Sau hàng thế kỷ của nền văn minh, con người vẫn giữ một số đặc điểm của tổ tiên di truyền lại qua hàng ngàn đời, vì vậy chúng ta chưa hoàn toàn tách khỏi quá khứ của mình, kể cả khi chúng ta già và được phong tước Isador H.Coriat hay thậm chí là trở thành Đại Pháp Quan của nước Anh.
Qua nhiều năm, chúng ta đã tiến rất xa trong việc chiếm lấy những vùng đất màu mỡ, trong việc tạo dựng một thời đại của riêng chúng ta; và cứ thế, bên cạnh việc lập những tiền đồn, chúng ta vẫn duy trì thông tin liên thông giữa vùng xa nhất với tiền tuyến. Đó chính là bản chất của chúng ta ngay từ thuở hồng hoang, cũng giống như việc vua William có thể thoái vị để rồi trở lại với khu rừng thần tiên thuở trẻ thơ của mình.”
Cả trẻ em và người lớn đều bị thu hút bởi những câu chuyện cổ tích hoặc những câu chuyện lãng mạn, giàu trí tưởng tượng như “Những đêm Ả Rập”, bởi vì những câu chuyện này dường như hiện thực hóa ước muốn, mộng mơ thời thơ ấu của họ.
Những giấc mơ của trẻ rất đơn giản, không được biểu tượng hóa, không được ngụy trang nên nó rất thú vị và có giá trị minh họa, chứng minh hai cơ chế quan trọng nhất của giấc mơ là: chức năng duy nhất của vô thức là ước muốn và thứ hai, tất cả những giấc mơ đều là sự thỏa nguyện của những động cơ vô thức này. Freud đã phát biểu về những giấc mơ của trẻ em như sau:
“Điều ước biểu lộ trong giấc mơ chắc hẳn là một ước muốn trẻ con. Ở người lớn, nó (ước muốn) bắt nguồn từ vô thức, trong khi ở trẻ em, nó là một mong muốn “Interpretation of Dreams” chưa được thực hiện và không bị đè nén, xuất phát từ trạng thái tỉnh táo vì ở trẻ em không có sự tách biệt giữa vô thức và tiềm thức và nhân tố kiểm duyệt vẫn chưa tồn tại, hoặc chúng mới trong quá trình hình thành.”
Từ phương diện phân tích tâm lý, đặc biệt là trong việc giải quyết chứng rối loạn ở trẻ em và ngăn ngừa chứng rối loạn ở người lớn, giấc mơ của trẻ có nhiệm vụ thể hiện sự thỏa nguyện ước muốn đơn giản nhất. Chúng có ích hơn giấc mơ của người lớn trong việc chứng minh giả thuyết rằng tất cả những giấc mơ đại diện cho những ước muốn chưa được thực hiện.
Trong giấc mơ của trẻ, những nhân tố kích động giấc mơ (chẳng hạn như các hoạt động vui chơi hoặc đọc những câu chuyện cổ tích và truyền thuyết về các anh hùng) cũng có thể vô hại, nhưng nội dung của mỗi giấc mơ cũng có thể đại diện cho sự thỏa nguyện ước muốn quan trọng bị kìm nén, mặc dù chúng có thể được kích hoạt bởi một yếu tố tầm thường.
Vì vậy, cũng giống như giấc mơ của người lớn, tuy giấc mơ của trẻ có tính chất đơn giản, thể hiện những mong muốn sơ đẳng của đứa trẻ và có những nhân tố kích động vô hại, nhưng chúng không thể hiện những điều tầm thường, mà là những xung đột tinh thần rất quan trọng của trẻ.
Bình luận