Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ukraina trong những ngày bất ổn đỉnh điểm

Sau khi Tổng thống Vicktor Yanukovych rời đất nước, tình trạng chia rẽ tại Ukraina trở nên sâu sắc hơn và họ đang đối diện nguy cơ chiến tranh với Nga.

Ngày 18/2: Đụng độ đẫm máu giữa cảnh sát chống bạo động và người biểu tình buộc Tổng thống Ukraina Vicktor Yanukovych phải xuống nước và ngồi vào bàn đàm phán với lãnh đạo phe đối lập.

Cảnh đấu súng nghẹt thở trong ngày đẫm máu nhất Ukraina

Hàng chục người chết, hàng trăm người bị thương khiến hôm qua trở thành ngày đẫm máu nhất từ khi bạo lực bùng phát ở Ukraina. Tổng thống Ukraina dường như đang tính cách rời nước.

 
Ngày 22/2: Dù các bên đạt được thỏa thuận hòa bình nhưng người biểu tình vẫn tập trung ở quảng trường Độc lập trước khi xông vào phủ tổng thống do lực lượng an ninh không còn bảo vệ tòa nhà. Ông Yanukovych đã rời thủ đô trước khi người biểu tình chiếm đóng.

Trung tâm thủ đô Kiev tan hoang sau bạo động. Ảnh: Getty.



Ngày 23/2: Cựu thủ tướng Ukraina, bà Yulia Tymoshenko được trả tự do sau nhiều năm giam giữ. Chỉ vài giờ sau đó, bà đã có mặt tại trung tâm quảng trường Độc lập và phát biểu trước hàng ngàn người biểu tình. Cùng thời điểm này, nhiều nguồn tin cho biết ông Yanukovych tìm cách trốn chạy sang nước ngoài nhưng bất thành. Vài giờ trước đó, quốc hội Ukraina bỏ phiếu phế truất ông Yanukovych.

 

Ngày 23/2: Người dân Ukraina đổ xô vào dinh cơ xa hoa của ông Yanukovych. Nhiều người cảm thấy choáng ngợp khi tận mắt chứng kiến sự hào nhoáng bên trong khu nhà ở của tổng thống bị phế truất. Trong ngày CNN gọi là “điên rồ nhất”, Ukraina bổ nhiệm chủ tịch quốc hội Oleksandr Turchynov làm quyền tổng thống. Chính phủ mới được hình thành những ngày sau đó.

Người biểu tình chơi golf tại tư dinh của Tổng thống Ukraina

Sau khi ông Yanukovych rời khỏi Kiev hôm 22/2, hàng trăm người chống chính phủ đã chiếm dinh thự của ông.

 

Ngay sau khi ông Yanukovych bị phế truất, Anh và Mỹ đã vội vã lên tiếng cảnh báo Nga về khả năng can thiệp quân sự vào quốc gia láng giềng Ukraina. Ngày 23/2, cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, bà Susan Rice cảnh báo, nếu Nga can thiệp quân sự vào Ukraina, đây sẽ là sai lầm nghiêm trọng. Ngoại trưởng Anh nhanh chóng ủng hộ cảnh báo của Mỹ. Trong khi đó Moscow vẫn hoàn toàn im lặng về tình hình của Ukraina.

Ngày 25/2: Nga lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ chính phủ mới ở Ukraina. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev mô tả chính quyền mới của Ukraina là “nổi loạn vũ trang”. Ông Medvedev phản pháo rằng, việc phương Tây chấp nhận chính quyền mới là "một sai lầm”. Thủ tướng Nga cũng cảnh báo những động thái có thể đe dọa tới lợi ích của công dân Nga ở Ukraina.

Ngày 25/2: Quốc hội Ukraina thông qua nghị quyết đưa Tổng thống bị lật đổ Vicktor Yanukovych ra xét xử tại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vì đàn áp người biểu tình, làm nhiều người thiệt mạng. Trong khi đó, nhiều cảnh sát chống bạo động phải quỳ giữa đường để xin lỗi vì tấn công người biểu tình trong những cuộc đụng độ. Một ngày sau, lực lượng cảnh sát chống bạo động, chuyên trách trấn áp người biểu tình ở thủ đô Kiev, bị giải tán.

Ngày 27/2: Ukraina công bố nội các mới, bao gồm những nhân vật thân phương Tây. Trong khi đó, ông Yanukovych bị truy nã quốc tế. Phía Ukraina nhờ các tổ chức quốc tế truy tìm nguồn gốc khối tài sản của ông Yanukovych và các đồng minh.

Cùng ngày, một số tay súng xông vào chiếm giữ tòa nhà công quyền ở Simferopol, thủ phủ vùng tự trị Crimea của Ukraina. Người dân sống trên bán đảo tự trị này đổ xuống đường phản đối chính quyền mới. Đụng độ xảy ra giữa những người ủng hộ và phản đối chính quyền. Phần lớn dân số trên bán đảo Crimea là người Nga và ủng hộ nước Nga. Đây là phần lãnh thổ Ukraina nhận năm 1954 từ Liên bang Xô Viết. Nga duy trì căn cứ hải quân lớn, bao gồm trụ sở của hạm đội Biển Đen, ở Crimea.

Lực lượng an ninh Ukraina bảo vệ tòa nhà quốc hội Crimea. Ảnh: RIA Novosti.



Về phần mình, Ukraina cảnh báo Nga không can thiệp quân sự vào Crimea. Tổng thống tạm quyền Oleksander Turchinov kêu gọi quân đội Nga đóng ở bán đảo này không thực hiện những hành vi mang tính khiêu khích. Bộ Ngoại giao Ukraina triệu tập quan chức ngoại giao Nga ở Kiev để thảo luận tình hình trên bán đảo này. Trước đó, chính quyền Ukraina công bố hàng ngàn tài liệu mật liên quan tới ông Yanukovych.

 

Yanukovych thề đấu tranh vì Ukraina

Trong cuộc họp báo tại một thành phố của Nga hôm nay, cựu tổng thống Viktor Yanukovych của Ukraina tuyên bố ông sẽ đấu tranh cho tương lai của đất nước.

Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, Nga sẽ bảo vệ quyền lợi của họ ở Ukraina “một cách mạnh mẽ”. Cơ quan Ngoại giao Nga cũng cảnh báo “tình trạng vi phạm nhân quyền quy mô lớn” ở Ukraina thực sự đáng lo ngại.

Ngày 28/2: Một ngày sau tuyên bố cứng rắn của bộ Ngoại giao, phía Nga tiến hành cuộc tập trận lớn gần biên giới Ukraina. Theo Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov, cuộc tập trận có sự tham gia của 150.000 binh sĩ, 880 xe tăng, 210 máy bay, 80 chiến hạm vào 120 trực thăng thuộc biên chế Quân khu Tây, chuyên trách bảo vệ khu vực giáp biên giới Ukraina.

Xe tăng Nga tiến sát biên giới Ukraina

Hơn 800 xe tăng và hàng trăm nghìn binh sĩ của Nga đang tham gia cuộc tập trận ở khu vực biên giới với Ukraina.

 

Cùng ngày, RIA Novosti dẫn nguồn tin cho biết, Tổng thống bị lật đổ Yanukovych đã tới Nga dưới sự hộ tống của các máy bay chiến đấu. Trong cuộc họp báo chiều tối ngày 28/2 ở Rostov-on-Don, Nga, ông Yanukovych thề sẽ đấu tranh vì Ukraina. Tổng thống bị phế truất khẳng định, chính quyền mới là những kẻ cổ súy bạo lực, quốc hội Ukraina đang hoạt động phi pháp.

Chính quyền Ukraina nhờ phương Tây đóng băng tài sản của ông Yanukovych. Chính quyền mới cũng tố cáo Nga “xâm lược quân sự” sau khi 2 sân bay trên bán đảo Crimea bị chiếm đóng. Tuy nhiên, người phát ngôn hạm đội Biển Đen phủ nhận dính líu tới tình trạng bất ổn ở Ukraina.

Ngày 28/2: Đại diện của tổng thống tạm quyền Ukraina cáo buộc, các máy bay chở 2.000 binh sĩ Nga đã đáp xuống một sân bay quân sự trên bán đảo Crimea. Theo đó, 13 máy bay chở 150 người/chiếc đã đáp xuống sân bay Gvardeyskoye, gần Simferpol.

Ngày 1/3: Duma quốc gia Nga yêu cầu Tổng thống Putin đưa quân vào Crimea và sử dụng “mọi phương án” để bảo vệ người dân địa phương. Ngoài ra, Nga có thể đưa một số quân hạn chế vào đảm bảo an toàn cho công dân Nga và khí tài của hạm đội Biển Đen ở bán đảo tự trị của Ukraina.

Ngày 2/3: Giới chức Ukraina lên tiếng cảnh báo can thiệp quân sự của Nga có thể làm nổ ra chiến tranh giữa Kiev và Moscow. Tổng thống tạm quyền Oleksander Turchynov cũng đặt quân đội Ukraina trong tình trạng báo động cao sau quyết định trao quyền cho Tổng thống Putin của Duma quốc gia Nga.





Tàu chiến Nga ở bờ biển Ukraina. Ảnh: Ukraine Photos.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama liên tục cáo buộc người đồng cấp vi phạm chủ quyền Ukraina. Các nhà lãnh đạo phương Tây cũng tìm cách ủng hộ chính phủ mới của Ukraina đồng thời bày tỏ quan ngại về những động thái của Nga.

Mỹ lo Nga can thiệp quân sự vào Ukraina

Giới chức Mỹ hôm qua bày tỏ hy vọng rằng tình trạng chia rẽ sẽ không xảy ra ở Ukraina, đồng thời cảnh báo Nga sẽ phạm sai lầm nếu can thiệp quân sự vào nước láng giềng.

 

Ngày 2/3: Chiến hạm Hetman Sahaidachny của Ukraina đã chuyển sang treo cờ Nga và từ chối tuân theo mệnh lệnh của chính quyền mới ở Kiev. Trên đường trở về sau cuộc tập trận chống cướp biển của NATO tại vịnh Aden, chiến hạm này không quay về Ukraina. Một thượng nghị sĩ Nga xác nhận, nó đã đào thoát sang phía Nga.

Một ngày sau quyết định cho phép can thiệp quân sự vào Ukraina của Duma quốc gia Nga, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu EU đều triệu tập các cuộc họp khẩn cấp. Trong cuộc điện đàm kéo dài 90 phút với Tổng thống Putin, ông chủ Nhà Trắng Barack Obama cho rằng, Nga sẽ vi phạm luật pháp quốc tế nếu can thiệp quân sự vào Ukraina và cảnh báo “trừng phạt về kinh tế và chính trị đối với Moscow.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm