Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc cảnh báo chip Mỹ kém an toàn, kêu gọi ưu tiên chip nội

Động thái mới không chỉ thể hiện sự quyết liệt mà còn là bước đi chiến lược của Bắc Kinh trong việc giảm phụ thuộc công nghệ vào Mỹ.

Trung Quốc cảnh báo chip Mỹ không an toàn sau đòn hạn chế của Mỹ với của nước này. Ảnh: Reuters.

Theo Reuters, trong một động thái phản ứng mạnh mẽ trước đòn trấn áp của Mỹ đối với ngành công nghiệp chip Trung Quốc, 4 hiệp hội công nghiệp hàng đầu của nước này đã kêu gọi các công ty trong nước hạn chế mua chip Mỹ với lý do không còn an toàn.

Thay vào đó, các hiệp hội đề xuất doanh nghiệp nên sử dụng chip sản xuất nội địa hoặc từ các đối tác ngoài Mỹ.

Ưu tiên nội địa hóa

Căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang gần đây. Trước thềm Tổng thống đắc cử Donald Trump quay lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025, ông đã cam kết áp thuế cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, gợi nhớ lại cuộc chiến thương mại khốc liệt trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên trước đó.

Lời cảnh báo về sự an toàn của chip Mỹ từ các hiệp hội công nghiệp Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ công bố đợt trấn áp thứ 3 trong 3 năm qua đối với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. Trong đó, Mỹ đã áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu lên 140 công ty, bao gồm cả nhà sản xuất thiết bị chip hàng đầu - Naura Technology Group.

Các hiệp hội đưa đề xuất mới đây đại diện cho một số ngành công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc, bao gồm viễn thông, kinh tế số, ôtô và bán dẫn với tổng số 6.400 công ty thành viên.

Tuy nhiên, tuyên bố của các hiệp hội không đưa ra chi tiết cụ thể vì sao chip Mỹ bị coi là không an toàn hoặc không đáng tin cậy.

Dù vậy, Hiệp hội Internet Trung Quốc vẫn khuyến khích các công ty trong nước suy nghĩ kỹ trước khi mua chip Mỹ cũng như tăng cường mở rộng hợp tác với các công ty chip từ các quốc gia và khu vực khác ngoài Mỹ. Hiệp hội này cũng khuyến nghị các công ty nội địa chủ động sử dụng chip sản xuất trong nước và từ các công ty nước ngoài có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.

Hiệp hội Các Doanh nghiệp Viễn thông Trung Quốc thậm chí còn đặt nghi vấn về độ an toàn của chip Mỹ, yêu cầu chính phủ điều tra mức độ bảo mật của chuỗi cung ứng thông tin quốc gia.

Những cảnh báo này gợi nhớ đến cách Trung Quốc phản ứng với công ty chip nhớ Micron của Mỹ, công ty từng bị điều tra an ninh mạng năm ngoái ngay sau khi Mỹ áp đặt kiểm soát xuất khẩu công nghệ sản xuất chip đến Trung Quốc. Sau đó, Trung Quốc đã cấm Micron bán chip cho các ngành công nghiệp quan trọng nước này, gây ảnh hưởng đến doanh thu của Micron.

Intel cũng từng đối mặt với sức ép tương tự khi một hiệp hội ngành công nghiệp Trung Quốc cáo buộc các sản phẩm của công ty này “liên tục gây hại” cho lợi ích quốc gia Trung Quốc.

Cũng trong tuần này, Bắc Kinh đã cấm xuất khẩu các khoáng sản hiếm như gali, germani, antimon và các vật liệu siêu cứng được sử dụng trong ứng dụng quân sự, linh kiện năng lượng mặt trời, cáp quang và các quy trình sản xuất khác tới Mỹ.

Cang thang thuong mai anh 1

Trung Quốc cấm xuất khẩu nhiều khoáng sản quan trọng sang Mỹ. Ảnh: Reuters.

Căng thẳng thương mại leo thang

Lời cảnh báo từ các hiệp hội Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng lớn đến các “gã khổng lồ” trong lĩnh vực chip Mỹ như Nvidia, AMD và Intel.

Dù đã đối mặt với nhiều biện pháp kiểm soát xuất khẩu, các công ty này vẫn duy trì hiện diện mạnh mẽ tại thị trường tỷ dân. Song, những lời cảnh báo mới nhất từ các hiệp hội có thể làm thay đổi tình hình.

Đáp lại lời cảnh báo của các hiệp hội, Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ (SIA) - đại diện cho các nhà sản xuất chip lớn - đã nhanh chóng phản ứng và cho rằng: “Những lời kêu gọi hạn chế mua chip Mỹ tại Trung Quốc không mang tính xây dựng và bất kỳ tuyên bố nào cho rằng chip Mỹ không còn an toàn hoặc đáng tin cậy đều không chính xác”.

SIA nhấn mạnh các biện pháp kiểm soát xuất khẩu cần được thiết kế chi tiết, nhắm đúng mục tiêu để đáp ứng các yêu cầu an ninh quốc gia cụ thể và tránh làm leo thang căng thẳng.

Trước động thái cấm xuất khẩu khoáng sản hiếm của Trung Quốc, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ có các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các hành động “cưỡng chế” khác và tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tom Nunlist, Phó giám đốc tại công ty tư vấn chính sách Trivium China cho biết Trung Quốc đang hành động mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Ông cho rằng cảnh báo từ các hiệp hội có thể được coi là lời khuyên nhẹ nhàng. Các công ty có thể lắng nghe, nhưng hành động hay không sẽ phụ thuộc vào thị trường. Tuy nhiên, lệnh cấm xuất khẩu các khoáng sản quan trọng có tác động lớn hơn nhiều.

“Trung Quốc trước đây hành động khá chậm rãi hoặc cẩn thận trong việc đáp trả Mỹ, nhưng giờ đây có vẻ như họ đã sẵn sàng đối đầu mạnh mẽ”, ông Tom cho biết thêm.

Mỹ siết xuất khẩu chip Trung Quốc, ngành bán dẫn toàn cầu lao đao

Các biện pháp kiểm soát của Mỹ với ngành sản xuất chip Trung Quốc dự báo cản trở hoạt động kinh tế và thương mại giữa các quốc gia, gây ảnh hưởng đến ngành bán dẫn toàn cầu.

Cổ phiếu ngành chip châu Á lao dốc vì Nvidia

Cổ phiếu ngành bán dẫn tại châu Á đồng loạt giảm mạnh hôm 21/11 sau khi "ông lớn" Nvidia ước tính doanh thu quý cuối năm không đạt kỳ vọng của giới đầu tư.

Các nhà sản xuất chip bán dẫn rút khỏi Trung Quốc

Các công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam trong khi các công ty trong nước cũng muốn đầu tư vào lĩnh vực này.

Nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ xu hướng kinh tế thế giới. Trong thế giới kinh doanh phức tạp và thay đổi liên tục hiện nay, việc cập nhật kiến thức và hiểu biết về các xu hướng kinh doanh trên thế giới trở thành nhu cầu cấp thiết. Để độc giả có thể tiếp cận những tri thức kinh tế quốc tế mới nhất, Tri Thức - Znews giới thiệu Tủ sách kinh tế thế giới với những cuốn sách và câu chuyện kinh doanh trên thế giới.

CPI Viet Nam tang 3,63% nam 2024 hinh anh

CPI Việt Nam tăng 3,63% năm 2024

0

Năm 2024, CPI của Việt Nam tăng 3,63%, nằm trong mục tiêu Quốc hội đề ra. Sự ổn định này phản ánh nỗ lực kiểm soát lạm phát dù giá nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tăng cao.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm