Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ siết xuất khẩu chip Trung Quốc, ngành bán dẫn toàn cầu lao đao

Các biện pháp kiểm soát của Mỹ với ngành sản xuất chip Trung Quốc dự báo cản trở hoạt động kinh tế và thương mại giữa các quốc gia, gây ảnh hưởng đến ngành bán dẫn toàn cầu.

Mỹ gần đây liên tục siết kiểm soát ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Đầu tuần này, Mỹ đã tiến hành đợt trấn áp thứ ba trong vòng 3 năm qua đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, áp đặt hạn chế xuất khẩu cùng nhiều biện pháp khác lên 140 công ty bao gồm cả nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Naura Technology Group.

Tuy nhiên, hành động mới của Mỹ có thể gây ảnh hưởng đến các công ty sản xuất linh kiện bán dẫn trên toàn cầu, đặc biệt là tại các nước đồng minh của Mỹ khi sản phẩm mà các công ty này xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ bị hạn chế.

Cú đánh vào tham vọng của Bắc Kinh

Những biện pháp của Mỹ nhắm đến các công ty sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc như Piotech, ACM Research, SiCarrier Technology cũng như các lô hàng chip nhớ tiên tiến và công cụ sản xuất chip khác, theo Reuters.

Động thái này là một trong những nỗ lực lớn cuối cùng của chính quyền ông Biden để ngăn chặn khả năng tiếp cận và sản xuất chip của Bắc Kinh với việc hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ mục đích quân sự hoặc đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ.

Sự kiện này diễn ra chỉ vài tuần trước lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump, người được cho là sẽ duy trì nhiều biện pháp cứng rắn với Trung Quốc của người tiền nhiệm.

Cụ thể, lệnh hạn chế mới sẽ giới hạn lô hàng chip nhớ băng thông cao (HBM) được vận chuyển sang Trung Quốc - loại chip thiết yếu cho các ứng dụng AI, đồng thời hạn chế xuất khẩu đối với 24 công cụ sản xuất chip bổ sung và 3 phần mềm, cũng như nhiều thiết bị sản xuất chip từ các nước như Singapore và Malaysia.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết: “Hành động này nhằm ngăn chặn Trung Quốc phát triển hệ thống sản xuất bán dẫn nội địa, vốn sẽ được dùng để hiện đại hóa quân sự”.

Ngoài ra, 20 công ty bán dẫn, 2 công ty đầu tư và hơn 100 nhà sản xuất chip Trung Quốc khác cũng bị đưa vào Danh sách thực thể (Entity List). Việc nằm trong danh sách này yêu cầu các nhà cung cấp Mỹ phải có giấy phép đặc biệt nếu muốn giao dịch với các công ty này.

Trong danh sách có Swaysure Technology Co, Si'En Qingdao và Shenzhen Pensun Technology Co - những doanh nghiệp có liên kết với Huawei. Thực tế, Huawei đang bị Mỹ cấm vận trong bối cảnh công ty này đang dẫn đầu ngành viễn thông đồng thời là tâm điểm của các hoạt động sản xuất, phát triển chip cao cấp tại Trung Quốc.

Chien tranh thuong mai anh 1

Các công ty bán dẫn đang hợp tác với Huawei bị Mỹ đưa vào Danh sách thực thể. Ảnh: Reuters.

Mỹ cũng chuẩn bị áp đặt thêm các hạn chế đối với Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC), nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất của Trung Quốc. SMIC đã bị đưa vào Danh sách thực thể từ năm 2020 nhưng vẫn được cấp phép để giao dịch hàng hóa trị giá hàng tỷ USD.

Mỹ cũng sẽ bổ sung 3 công ty đầu tư lĩnh vực chip vào danh sách. Theo thông báo từ Bộ Thương mại Mỹ, các công ty này bao gồm quỹ đầu tư tư nhân Wise Road Capital, công ty công nghệ Wingtech Technology Co và quỹ đầu tư JAC Capital.

Các công ty này bị cáo buộc “hỗ trợ chính phủ Trung Quốc trong việc thâu tóm các doanh nghiệp sở hữu công nghệ sản xuất bán dẫn nhạy cảm, có ý nghĩa quan trọng đối với nền công nghiệp quốc phòng của Mỹ và các đồng minh, nhằm mục tiêu chuyển những thực thể này về Trung Quốc”.

Thông thường, các công ty muốn xin giấy phép để giao dịch với các doanh nghiệp nằm trong Danh sách thực thể sẽ bị từ chối.

Phản ứng của Trung Quốc và tác động quốc tế

Trung Quốc đã phản ứng mạnh mẽ trước động thái này. Ông Lâm Kiện, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng hành động này phá vỡ trật tự kinh tế quốc tế và làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Tại cuộc họp báo thường kỳ diễn ra đầu tuần này, ông cho biết thêm Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của các công ty nước này.

Trong một tuyên bố được công bố trên trang web chính thức của Bộ Thương mại Trung Quốc sau khi các biện pháp hạn chế mới được Mỹ công bố, Bộ này đã gọi đây là một ví dụ rõ ràng về “cưỡng ép kinh tế” và “chính sách phi thị trường”.

Các biện pháp hạn chế này không chỉ ảnh hưởng đến Trung Quốc mà còn tạo áp lực cho các nhà cung cấp thiết bị bán dẫn toàn cầu.

Một phần quan trọng trong gói biện pháp mới là mở rộng quy tắc “sản phẩm trực tiếp nước ngoài” (foreign direct product rule), cho phép Mỹ kiểm soát không chỉ các thiết bị sản xuất chip được sản xuất tại Mỹ mà còn cả những thiết bị do đồng minh của Mỹ sản xuất tại nước ngoài nếu chúng liên quan đến Trung Quốc.

Tuy nhiên, thiết bị được sản xuất tại Nhật Bản và Hà Lan sẽ được miễn trừ, trong khi thiết bị từ Israel, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) vẫn chịu sự kiểm soát. Quy định này áp dụng với 16 công ty Trung Quốc quan trọng nhất trong tham vọng sản xuất chip tiên tiến của nước này.

Những quy định mới được đưa ra sau các cuộc thảo luận kéo dài với Nhật Bản và Hà Lan, 2 quốc gia cùng với Mỹ giữ vị trí thống trị trong ngành sản xuất thiết bị chip tiên tiến.

Chien tranh thuong mai anh 2

ASML - nhà sản xuất thiết bị bán dẫn lớn của Hà Lan được miễn trừ trong gói quy định mới của Mỹ. Ảnh: Reuters.

Đại diện ASML - nhà sản xuất thiết bị bán dẫn lớn của Hà Lan - cho biết công ty đang “đánh giá tác động tiềm tàng của các quy định mới”. Theo nguồn tin từ Reuters, Mỹ dự kiến miễn trừ các quốc gia áp dụng biện pháp kiểm soát tương tự.

Ngoài ra, Mỹ cũng giảm mức yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa của Mỹ trong các sản phẩm nước ngoài xuống 0. Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ có thể kiểm soát bất kỳ sản phẩm nào vận chuyển đến Trung Quốc nếu chúng chứa linh kiện do Mỹ sản xuất.

Một quy định khác nhằm vào các loại chip nhớ tiên tiến, đặc biệt là loại chip HBM (High Bandwidth Memory) được sử dụng trong các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Những chip thuộc chuẩn “HBM 2” và cao hơn - sản xuất bởi Samsung, SK Hynix (Hàn Quốc) và Micron (Mỹ) - sẽ bị hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo các nguồn tin trong ngành, Samsung có thể chịu ảnh hưởng lớn nhất khi khoảng 30% doanh thu chip HBM của hãng đến từ thị trường Trung Quốc.

Các nhà sản xuất chip bán dẫn rút khỏi Trung Quốc

Các công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam trong khi các công ty trong nước cũng muốn đầu tư vào lĩnh vực này.

Cổ phiếu ngành chip châu Á lao dốc vì Nvidia

Cổ phiếu ngành bán dẫn tại châu Á đồng loạt giảm mạnh hôm 21/11 sau khi "ông lớn" Nvidia ước tính doanh thu quý cuối năm không đạt kỳ vọng của giới đầu tư.

Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc chiến thương mại 2.0 với ông Trump

Nếu Trung Quốc tận dụng cơ hội để hồi phục kinh tế nội địa và thúc đẩy hệ thống đa phương, cuộc chiến thương mại mới có thể trở thành “món quà chiến lược” cho Bắc Kinh.

Nền kinh tế với độ mở lớn như Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động từ xu hướng kinh tế thế giới. Trong thế giới kinh doanh phức tạp và thay đổi liên tục hiện nay, việc cập nhật kiến thức và hiểu biết về các xu hướng kinh doanh trên thế giới trở thành nhu cầu cấp thiết. Để độc giả có thể tiếp cận những tri thức kinh tế quốc tế mới nhất, Tri Thức - Znews giới thiệu Tủ sách kinh tế thế giới với những cuốn sách và câu chuyện kinh doanh trên thế giới.

CPI Viet Nam tang 3,63% nam 2024 hinh anh

CPI Việt Nam tăng 3,63% năm 2024

0

Năm 2024, CPI của Việt Nam tăng 3,63%, nằm trong mục tiêu Quốc hội đề ra. Sự ổn định này phản ánh nỗ lực kiểm soát lạm phát dù giá nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thiết yếu tăng cao.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm