Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tìm cách giảm căng thẳng, TQ cho phép tàu sân bay Mỹ thăm Hong Kong

Trung Quốc đã cho phép nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan cập cảng Hong Kong, một động thái nhằm xoa dịu căng thẳng trước cuộc hội đàm cấp cao giữa ông Trump-Tập.

Sáng 20/11, máy bay vận tải C-2 chở theo trung tướng Tan Benhong, chỉ huy quân đội Trung Quốc ở Hong Kong và một số sĩ quan cấp cao hạ cánh trên tàu sân bay USS Ronald Reagan, khi con tàu đang hướng về Hong Kong, South China Morning Post đưa tin nhưng không nêu rõ nguồn.

Các sĩ quan quân đội Trung Quốc cùng một số phóng viên địa phương được mời tham quan tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet và quan sát hoạt động cất hạ cánh của máy bay trên boong.

Trong khi đó, Cục Hàng hải Hong Kong thông báo nhóm tác chiến tàu sân bay Reagan sẽ đi vào vùng biển Hong Kong từ 9h đến 13h ngày 21/11. USS Ronald Reagan được hộ tống bởi 2 tàu khu trục USS Curtis Wilbur và USS Benfold, lớp Arleigh Burke, cùng tuần dương hạm USS Chancellorsville, lớp Ticonderoga.

Giới phân tích nhận định việc Trung Quốc cho phép tàu sân bay Mỹ thăm Hong Kong cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng bình tĩnh trước cuộc hội đàm cấp cao giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump bên lề hội nghị Thượng đỉnh G20 vào cuối tháng.

Trước đó vào tháng 9, Trung Quốc đã từ chối cho phép tàu đổ bộ tấn công USS Wasp thăm Hong Kong nhằm đáp trả cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Tau san bay My tham Hong Kong anh 1
Tàu sân bay USS Ronald Reagan đang tiến vào cảng Hong Kong trong chuyến thăm vào tháng 10/2017. Ảnh: SCMP.

Zhou Chenming, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh nói: “Đây là một cử chỉ thân thiện từ phía Trung Quốc. Mọi người ở Trung Quốc đang hy vọng cuộc chiến thương mại sẽ dừng lại khi lãnh đạo 2 nước gặp nhau ở Buenos Aires, Argentina vào cuối tháng, vì thương mại mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho cả hai bên”.

USS Ronald Reagan cùng với nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C Stennis vừa kết thúc cuộc tập trận ở Tây Thái Bình Dương trong 2 tuần, hoặc lâu hơn, theo Hải quân Mỹ. USS John C Stennis từng bị phía Trung Quốc từ chối cho phép cập cảng Hong Kong, khi hai nước căng thẳng liên quan đến vấn đề Biển Đông.

Antony Wong Dong, nhà quan sát quân sự ở Macau, nhận xét việc cho phép tàu sân bay Mỹ thăm Hong Kong là một dấu hiệu tốt, Trung Quốc đang học cách linh hoạt hơn trong lĩnh vực ngoại giao quân sự.

USS Ronald Reagan (CVN-76) là một trong những tàu sân bay lớp Nimitz mới nhất của Hải quân Mỹ. Tàu có lượng choán nước hơn 100.000 tấn và có thể chở theo 90 máy bay các loại. Tàu được trang bị 4 máy phóng thủy lực cho phép cất cánh 4 máy bay cùng lúc.

CVN-76 hiện đóng quân tại căn cứ Yokosuka, Nhật Bản. Tháng 10/2017, CVN-76 đã cập cảng Hong Kong trong chuyến thăm hữu nghị kéo dài 4 ngày.

Chiến hạm Mỹ dẫn đầu cuộc tập trận lớn nhất từng diễn ra ở Nhật Tàu sân bay USS Ronald Reagan dẫn đầu đội hình tàu chiến kết hợp Mỹ - Nhật cùng 57.000 binh sĩ đang mô phỏng kịch bản phòng ngự trên không, đổ bộ ngoài khơi Biển Nhật Bản.

Philippines, TQ ký ghi nhớ hợp tác phát triển dầu khí ở Biển Đông

Một nguồn thạo tin nói thỏa thuận này chứa đựng "các nguyên tắc cơ bản" và không chỉ ra vị trí mà hai nước dự định hợp tác khai thác chung ở Biển Đông.

Mỹ điều máy bay ném bom B-52 từ Guam đến gần Biển Đông

Hai máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ đã bay vào khu vực phụ cận Biển Đông, việc mà Trung Quốc vốn luôn phản đối.


Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm