Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mỹ điều máy bay ném bom B-52 từ Guam đến gần Biển Đông

Hai máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ đã bay vào khu vực phụ cận Biển Đông, việc mà Trung Quốc vốn luôn phản đối.

Theo thông báo từ lực lượng Thái Bình Dương của Không quân Mỹ, hai máy bay ném bom B-52H Stratofortress xuất phát từ căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam và tham gia vào một nhiệm vụ huấn luyện thường kỳ tại vùng phụ cận Biển Đông.

"Nhiệm vụ gần đây phù hợp với luật quốc tế cũng như cam kết lâu nay của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở", CNN trích dẫn thông báo được đưa ra hôm 19/11.

may bay b-52 bay gan bien dong anh 1
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ. Ảnh: Không quân Mỹ.

Dù Mỹ thường xuyên cho máy bay ném bom bay gần Biển Đông như một phần trong các nhiệm vụ lâu nay được gọi chung là "Hiện diện liên tục máy bay ném bom", Bắc Kinh đặc biệt nhạy cảm về sự xuất hiện của lực lượng Mỹ gần khu vực mà chính phủ Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo và lắp đặt khí tài quân sự trên các thực thể tranh chấp.

Hồi tháng 9, một tàu khu trục của Trung Quốc đã tiến đến gần tàu USS Decatur với khoảng cách chưa đầy 41 mét, buộc tàu Mỹ đổi hướng để tránh va chạm. Khu trục hạm Decatur khi đó đang tiến hành một "hoạt động tự do hàng hải", bao gồm việc di chuyển trong phạm vi 12 hải lý xung quanh hai đá Gaven và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Lầu Năm Góc cho rằng hành vi của Trung Quốc "nguy hiểm và không chuyên nghiệp".

Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc triển khai tên lửa chống hạm, tên lửa đất đối không và thiết bị gây nhiễu sóng đến các thực thể tranh chấp ở Biển Đông.

may bay b-52 bay gan bien dong anh 2
Tàu khu trục USS Decatur hoạt động trên Biển Đông vào tháng 10/2016. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Việc triển khai những tên lửa này mang lại cho Bắc Kinh "khả năng thiết lập quyền kiểm soát quốc gia lên các vùng biển và vùng trời quốc tế với giao thương hàng hóa trị giá 3.000 tỷ USD mỗi năm", đô đốc Phil Davidson, tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ, phát biểu hôm 17/11 tại một diễn đàn về an ninh quốc tế ở Canada.

"Trung Quốc nói họ quân sự hóa các thực thể này để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc nhưng làm như vậy là họ đang xâm phạm quyền được bay, đi lại trên biển và tiến hành các hoạt động phù hợp luật quốc tế của mọi quốc gia khác", ông Davidson nói.

Song bất chấp căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington, cơ quan chức năng Trung Quốc mới đây đã cấp phép cho tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ ghé cảng Hong Kong, theo lời hai quan chức quốc phòng Mỹ.

Hồi tháng 9, Trung Quốc đã hủy chuyến thăm cảng Hong Kong của tàu tấn công đổ bộ USS Wasp.

Cận cảnh tàu Trung Quốc áp sát tàu chiến Mỹ trên Biển Đông Trong vụ chạm trán ngày 30/9 ở Biển Đông, tàu chiến Trung Quốc đã thách thức tàu khu trục USS Decatur của Mỹ đang tuần tra tự do hàng hải tại khu vực.

Phó tổng thống Mỹ: Biển Đông không thuộc riêng nước nào

Tuyên bố của Phó tổng thống Mỹ Mike Pence được xem là lời thách thức đối với yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.

Mỹ thúc giục Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa Biển Đông

Tại cuộc đàm phán cấp cao ở Washington, Mỹ tái khẳng định cam kết thúc đẩy tự do hàng hải, đồng thời thúc giục Trung Quốc ngừng các hoạt động quân sự hóa Biển Đông.

Đông Phong

Bạn có thể quan tâm