Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Taxi Mai Linh lãi cao nhất 6 năm

Doanh thu đạt gần 1.600 tỷ đồng nhưng Mai Linh chỉ lãi vỏn vẹn gần 4 tỷ đồng. Tuy vậy, so với nhiều năm chật vật kinh doanh trong thua lỗ, đây đã là mức lợi nhuận cao nhất 6 năm.

Taxi Mai Linh doanh thu nhiều nhưng lợi nhuận chẳng được bao nhiêu. Ảnh: Mai Linh.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán, CTCP Tập đoàn Mai Linh (chủ hãng taxi Mai Linh) ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.586 tỷ đồng, giảm 4% so với năm 2022.

Trong năm vừa qua, chi phí bán hàng và quản lý của tập đoàn giảm lần lượt 20% và 11%, trong khi chi phí tài chính (chủ yếu là lãi vay) tăng 12%.

Dù ghi nhận mức doanh thu gần 1.600 tỷ đồng cả năm, giá vốn cùng các chi phí cao khiến lợi nhuận của hãng taxi Mai Linh chỉ đạt vỏn vẹn 4 tỷ đồng. Đáng chú ý, mức lợi nhuận "hạt tiêu" này thậm chí đã cao gấp 4 lần con số Mai Linh thu về được trong năm trước đó, đồng thời là mức lãi cao nhất trong vòng 6 năm qua của doanh nghiệp.

Thực tế, tình hình kinh doanh của hãng taxi này đã bắt đầu đi xuống kể từ năm 2018, giai đoạn chứng kiến sự bùng nổ của các loại hình gọi xe công nghệ như Grab, Uber, Be…

Bước sang năm 2020, tình trạng giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh thành trên cả nước vì dịch Covid-19 khiến hoạt động kinh doanh của Mai Linh lao dốc. Đỉnh điểm vào năm 2021, doanh thu của hãng chạm đáy 1.064 tỷ đồng và lỗ sau thuế kỷ lục 272 tỷ đồng.

MAI LINH LÃI CAO NHẤT 6 NĂM
KQKD hàng năm của Mai Linh; Nguồn: BCTC DN.
Nhãn201820192020202120222023Kế hoạch 2024
Doanh thu thuần tỷ đồng 2432221715741064164715861650
Lợi nhuận sau thuế
-27-6-185-2721460

Trong suốt nhiều năm sau đó, dù vẫn ghi nhận mức doanh thu nghìn tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế Mai Linh thu về được chỉ đạt vỏn vẹn vài tỷ.

Việc ghi nhận doanh thu năm 2023 đi lùi so với năm 2022 và chỉ nhỉnh hơn năm 2020 (thời điểm dịch bệnh bắt đầu xuất hiện) không đáng kể cho thấy ông lớn taxi này vẫn đang chật vật tìm cách hồi phục.

Dịch bệnh đã đi qua, nhưng Mai Linh vẫn còn đó những thách thức về thị phần khi các đối thủ cùng ngành đẩy mạnh phát triển. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của hãng taxi điện Xanh SM với nguồn cung phương tiện khổng lồ ra thị trường cũng gây ra nhiều khó khăn cho công ty của Chủ tịch Hồ Huy.

Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của Mai Linh tăng 3% đạt gần 4.300 tỷ đồng. Trong đó, chiếm 45% là các khoản phải thu ngắn hạn.

Nợ phải trả của công ty đến cuối năm ngoái cũng lên tới gần 4.100 tỷ đồng, trong đó, có hơn 1.400 tỷ đồng tiền vay nợ tài chính.

Năm 2024, Mai Linh đặt mục tiêu đầu tư 2.224 xe trong dự án 9.999 xe, đồng thời kỳ vọng hoàn tất dự án này trong 3 năm, trong đó đầu tư mới 1.000 xe hybrid cho các thị trường lớn như TP.HCM và Hà Nội.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo doanh nghiệp taxi này cho rằng xe điện đang trở thành xu hướng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, các dòng xe điện cũng được người tiêu dùng đón nhận rộng rãi nhờ những lợi ích mà chúng mang lại.

Tuy nhiên sau khi nghiên cứu và phân tích chuyên sâu, Mai Linh nhận thấy xe điện chưa thật sự phù hợp và tối ưu tại thị trường Việt Nam bởi những bất cập về cơ sở hạ tầng cũng như rủi ro liên quan đến rác thải pin. Đây là lý do thúc đẩy hãng chuyển đổi xe sử dụng nhiên liệu xăng thuần túy sang các dòng hybrid.

Mai Linh cũng đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 1.650 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 60 tỷ đồng, mức cao nhất trong nhiều năm qua.

Vì sao các hãng taxi truyền thống thờ ơ với xe điện?

Trước làn sóng phát triển taxi điện, các hãng taxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun vẫn duy trì sự thận trọng khi đứng ngoài cuộc chơi và chuyển hướng sang đầu tư xe hybrid.

Lý do Mai Linh, Vinasun không làm taxi điện như Xanh SM

Các hãng taxi truyền thống vẫn chưa vội vàng chuyển sang xe điện dù phương tiện này sở hữu nhiều lợi thế về chi phí và môi trường.

Taxi truyền thống chuyển thế đối đầu xe công nghệ

Vài năm trở lại đây, cả hai ông lớn taxi truyền thống là Mai Linh và Vinasun đều đẩy mạnh đầu tư, cải thiện dịch vụ đặt xe trên ứng dụng để cạnh tranh với đối thủ cùng ngành.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm