Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tăng lương cơ sở thêm 30% lên 2,34 triệu đồng/tháng từ 1/7

Bộ Chính trị đã thống nhất nâng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Bộ trưởng Nội vụ cho biết đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Ảnh: Quochoi.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 20/6, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết vấn đề cải cách tiền lương vừa được Bộ Chính trị quyết định chủ trương.

Theo đó, Bộ Chính trị đã thống nhất thực hiện 4/6 nội dung của Nghị quyết 27. Trong đó, thống nhất nâng mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng, tức tăng 30%.

Tăng 30% lương cơ sở từ 1/7

Hai nội dung chưa thực hiện gồm các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương), cơ cấu lại và sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới, do phát sinh nhiều bất cập, cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện từng bước, thận trọng; đồng thời phải rà soát trình cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định liên quan đến mức lương cơ sở.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, khi thực hiện đủ các nội dung cải cách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết 27 thì mức tăng tổng quỹ lương (không bao gồm tiền thưởng) của cán bộ, công chức, viên chức là 30,6%, không bao gồm tiền thưởng.

Theo đó, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Các trường hợp hưởng chính sách, chế độ gắn với mức lương cơ sở cũng được tăng tương ứng mức 30%.

Trong thời gian chưa đủ điều kiện thực hiện 9 loại phụ cấp mới, Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện các loại phụ cấp hiện hành. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp và một số chế độ đặc thù của lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành, đặc biệt là phụ cấp theo nghề mà trong quá trình thực hiện phát sinh bất hợp lý.

Với các cơ quan, đơn vị hành chính đang áp dụng cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì rà soát lại khung pháp lý, từ đó có cơ sở để quyết định việc sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù này.

Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ thì từ ngày 1/7, mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hàng tháng tính theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng theo cơ chế đặc thù, bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc).

Trường hợp tính theo nguyên tắc trên mà mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ 1/7 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, các phương án trên là giải pháp khả thi nhất, tốt nhất trong bối cảnh chưa có đủ điều kiện bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay (chưa thực hiện các bảng lương và phụ cấp mới), có tác động tích cực đến nhiều nhóm đối tượng trong xã hội, tạo hiệu ứng tốt và rất lớn trong xã hội.

"Mức tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, góp phần cải thiện đời sống người hưởng lương và các đối tượng hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp và các chính sách hỗ trợ gắn với mức lương cơ sở", Bộ trưởng đánh giá.

Tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7

Bộ trưởng Nội vụ cũng cho biết với khu vực doanh nghiệp, lương tối thiểu vùng theo quy định sẽ tăng 6% từ 1/7. Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng dao động trong khoảng 3,25-4,68 triệu đồng/tháng (từ vùng 4 thấp nhất đến vùng 1 cao nhất). Sau tăng, lương tối thiểu vùng 1 sẽ nâng lên 4,96 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,41 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,86 triệu đồng/tháng và vùng 4 tăng lên 3,45 triệu đồng.

Tương tự, mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6% từ 1/7, tương ứng vùng 1 là 23.800 đồng/giờ; vùng 2 là 21.200 đồng/giờ; vùng 3 là 18.600 đồng/giờ và vùng 4 là 16.600 đồng/giờ.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất từ 1/7 sẽ thực hiện chế độ tiền thưởng 10% quỹ lương cơ bản; tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng; tăng 35,7% trợ cấp ưu đãi người có công; và tăng 38,9% trợ cấp xã hội.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng nhu cầu kinh phí điều chỉnh các chỉ tiêu trên trong giai đoạn 2024-2026 là hơn 900.000 tỷ đồng.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Thủ tướng yêu cầu không để giá cả tăng khi vừa tăng lương

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý giá cả, thị trường, có lộ trình phù hợp điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, không tăng giá đột ngột.

Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2024

Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định.

Nhiều người lao động có thể được tăng lương hai lần từ ngày 1/7

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện dự thảo nghị định của Chính phủ về việc điều chỉnh mức tăng lương tối thiểu vùng 2024.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm