Góp ý vào dự thảo, Bộ Nội vụ thống nhất với Bộ LĐ-TB&XH thời điểm tăng lương tối thiểu năm 2024 vào ngày 1/7, trùng với thời điểm cải cách tiền lương khu vực nhà nước.
Bộ Nội vụ cũng đề nghị Bộ LĐ-TB&XH rà soát việc điều chỉnh mức lương tối thiểu phải đảm bảo: Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Trước đó, tại dự thảo Nghị định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang lấy ý kiến, cơ quan soạn thảo đề xuất mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng.
Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng được Bộ LĐ-TB&XH đề xuất như sau:
Vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng 280.000 đồng).
Vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng).
Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng).
Nhiều người được tăng lương tối thiểu hai lần
Cùng với đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng, dự thảo nghị định cũng nêu hướng điều chỉnh một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng. Cụ thể:
Chuyển từ vùng II có mức lương tối thiểu dự kiến 4,41 triệu đồng/tháng lên vùng I có mức lương tối thiểu dự kiến 4,96 triệu đồng/tháng với các địa phương: Thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Chuyển từ vùng III có mức lương tối thiểu dự kiến 3,86 triệu đồng/tháng lên vùng II có mức lương tối thiểu dự kiến 4,41 triệu đồng/tháng với các địa phương: TP Thái Bình (Thái Bình); TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa); Thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa); TP Sóc Trăng (Sóc Trăng).
Chuyển từ vùng IV có mức lương tối thiểu tháng dự kiến 3,45 triệu đồng/tháng lên vùng III có mức lương tối thiểu dự kiến 3,86 triệu đồng/tháng với các địa phương: Huyện Triệu Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định, huyện Vĩnh Lộc, huyện Thiệu Hóa, huyện Hà Trung, huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn, huyện Hoằng Hóa, huyện Nông Cống (Thanh Hóa); huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải (Thái Bình); huyện Ninh Phước (Ninh Thuận).
Việc điều chỉnh vùng của các địa phương nêu trên nhằm tạo sự cân đối hợp lý về giá nhân công giữa các địa bàn lân cận.
Bên cạnh đó, các địa bàn trên có sự phát triển hơn về thị trường lao động, hình thành các khu, cụm công nghiệp, điều kiện cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể, giáp với các địa bàn khác có mức lương tối thiểu cao hơn.
Như vậy, nhiều khu vực được điều chỉnh ở mức hưởng lương tối thiểu thấp hơn lên mức hưởng lương tối thiểu cao hơn.
Người lao động ở các vùng địa bàn đang hưởng lương tối thiểu theo vùng thấp hơn sẽ được nâng mức lương tối thiểu theo mức tăng của lương tối thiểu ở vùng cao hơn đó. Như vậy, nhóm này sẽ có mức tăng lương đột phá hơn mặt bằng chung 200.000-280.000 đồng/tháng.
Cụ thể, khu vực được điều chỉnh lương áp dụng từ vùng II lên vùng I, người lao động được tăng 800.000 đồng/tháng; từ vùng III lên vùng II được tăng 770.000 đồng/tháng; từ vùng IV lên vùng III được tăng 610.000 đồng/tháng. Mức tăng này cao hơn khoảng 3 lần so với mức tăng lương áp dụng chung.
Tài xế xe khách kẹt cứng trong cabin ở cao tốc TPHCM - Trung Lương
Xe khách giường nằm chạy trên cao tốc TPHCM – Trung Lương, khi đến đoạn qua huyện Tân Phước (Tiền Giang) thì tông vào đuôi xe đầu kéo đi phía trước.
Suối du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng ‘chết khát’
Suối Lương đang chết dần chết mòn, hay nói cách khác là bị "bức tử" chỉ vì sự lơ đãng của chính quyền và sự bất chấp của một số hộ kinh doanh nhỏ.
Để hưởng lương hưu tối đa 75%, người lao động đóng BHXH như thế nào?
Người lao động được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa 75%, thì cần đáp ứng đủ điều kiện đủ tuổi nghỉ hưu và bắt buộc phải đóng BHXH ít nhất 30 năm đối với nữ, và 35 năm đối với nam.