Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Tài xế Gojek chuyển app

Sau khi Gojek chính thức rời thị trường Việt Nam, nhiều tài xế Gojek đã bắt đầu chuẩn bị hồ sơ để chuyển sang các ứng dụng mới.

Trên tay 2 chiếc mũ bảo hiểm cùng bộ đồng phục mới vẫn còn nguyên trong lớp ni lông kính, ông Thế Hùng rảo bước từ văn phòng Be Hà Nội ra bãi gửi xe. Sau gần 1 năm hợp tác với Gojek, bắt đầu từ hôm nay, người đàn ông 61 tuổi sẽ trở thành đối tác cho một hãng gọi xe mới.

Đối với Gojek, ứng dụng này cũng chính thức khép lại hành trình kéo dài 6 năm tại thị trường Việt Nam. Quyết định bất ngờ được đưa ra vào đầu tháng 9 trong bối cảnh hãng muốn dồn lực cho các thị trường trọng yếu như Indonesia và Singapore để tìm kiếm lợi nhuận.

Tài xế Gojek rục rịch chuyển app

Để đầu quân cho ứng dụng gọi xe mới, ông Hùng đã phải chi ra gần 2 triệu đồng. Chi phí này chủ yếu là tiền làm lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe và đồng phục. Riêng khoản phí làm lý lịch tư pháp đã tốn của ông hơn nửa triệu đồng.

Nhớ lại những ngày đầu tiên tìm đến Gojek, ông Hùng cho biết đã tham khảo nhiều hãng gọi xe trước đó. Song, điểm chung của các ứng dụng đều hạn chế người lao động trên 55 tuổi, duy nhất Gojek gọi ông đến ký hợp đồng.

Xác định là công việc làm thêm trong khoảng thời gian nghỉ hưu, ông Hùng nhận thấy Gojek phù hợp với tiêu chí của bản thân khi có lượng cuốc xe và thu nhập tương đối ổn định. Các chính sách hỗ trợ, thưởng cũng không biến động quá nhiều.

Mỗi ngày, ông thường dành 5-6 tiếng chạy xe, ước tính thu nhập ròng vào khoảng 200.000-300.000 đồng. Có hôm cao điểm, tài xế này nhận về trên 400.000 đồng.

“Quá tiếc nuối, chỉ 1 tháng nữa thôi là tròn 1 năm tôi chạy Gojek. Nhiều khách hàng tôi chở cũng tỏ ra hụt hẫng”, ông Hùng chia sẻ.

Nhiều tài xế đã lường trước việc Gojek rời Việt Nam khi lượng khách hàng, tài xế của ứng dụng này giảm dần. Ảnh: Gojek.
dang ky tai xe be,  van phong be,  gojek roi viet nam,  tai xe gojek anh 1
dang ky tai xe be,  van phong be,  gojek roi viet nam,  tai xe gojek anh 1

Nhiều tài xế đã lường trước việc Gojek rời Việt Nam khi lượng khách hàng, tài xế của ứng dụng này giảm dần. Ảnh: Gojek.

Từ hôm nay, ông Hùng sẽ chạy cuốc xe đầu tiên cho Be. Trước đó, ông cũng đã tham khảo qua các ứng dụng khác như Ahamove và Grab.

“Ahamove có gọi tôi sang để hoàn thành hồ sơ nhưng tôi từ chối vì ứng dụng này chỉ chuyên giao hàng, không có dịch vụ đưa đón khách và giao đồ ăn nên có thể hạn chế đáng kể thu nhập”, ông Hùng cho biết.

Một trong những lý do tài xế này chọn "đầu quân" cho Be là ngoài dịch vụ chở khách (beBike), ứng dụng còn có các dịch vụ giao hàng (beDelivery) và giao đồ ăn trực tuyến (beFood)... Do đó, việc chuyển qua app mới cũng kỳ vọng giúp thu nhập tăng cao hơn nhờ tiếp nhận lượng khách dồi dào hơn.

Trong khi đó, anh Trần Văn Đại (37 tuổi, trú tại Hà Nội), lại tỏ ra hào hứng sau gần 1 tuần chuyển sang Grab. Tài xế này thừa nhận cơ chế, chính sách lẫn doanh thu của Grab có phần ổn định hơn Gojek.

“Lượng khách của Gojek đã giảm từ giữa năm 2023. Ứng dụng này cũng có nhiều hạn chế như yêu cầu tài xế đi đón xa, không nhân giá giờ cao điểm hoặc thời tiết xấu. Dần dần khách hàng đợi tài xế lâu quá nên chuyển dần sang app khác”, anh Đại chia sẻ.

Cùng quan điểm, chị Hồng Duyên (33 tuổi, trú tại Hà Nội) đánh giá thu nhập của Gojek thiếu hấp dẫn so với những ứng dụng khác. Bên cạnh tình trạng buộc tài xế phải đi đón xa và làm tăng chi phí, trong khi các cuốc xe có giá cước rất thấp.

Cơ hội cho người ở lại

Theo công bố của Gojek năm 2022, ứng dụng này có hợp tác với khoảng 200.000 tài xế, tương đương các đối thủ cùng ngành như Grab (200.000 tài xế), Be (300.000 tài xế) hay Ahamove (150.000 tài xế). Tuy nhiên, con số đến nay có thể thấp hơn rất nhiều sau khi ứng dụng "hụt hơi" thời gian qua.

Với việc Gojek rời đi, hàng trăm nghìn tài xế này sẽ phải chuyển việc về các ứng dụng còn lại trên thị trường như Be, Grab, Ahamove, Xanh SM, ShopeeFood... Đây cũng là cơ hội để các app gia tăng đội ngũ tài xế đối tác cũng như thị phần.

Trên thực tế, kể từ khi Gojek tuyên bố rời Việt Nam, văn phòng của các ứng dụng gọi xe còn lại đều chật kín tài xế đến đăng ký.

Thông tin với Tri Thức - Znews, đại diện Be Group cho biết đã ghi nhận số lượng tài xế đăng ký mới tăng cao hơn những ngày thường, song tập trung chủ yếu ở TP.HCM do tình hình thời tiết ở miền Bắc vẫn còn ảnh hưởng đến nhiều tài xế. Hiện tại, lượng tài xế đăng ký mỗi ngày tăng khoảng 50% so với trước đó.

Đại diện Be cho biết sẽ duy trì các chính sách hỗ trợ tài xế đăng ký sau khi hoạt động ở các tỉnh miền Bắc trở lại bình thường.

dang ky tai xe be,  van phong be,  gojek roi viet nam,  tai xe gojek anh 2

Gojek rời đi là cơ hội để các ứng dụng còn lại trên thị trường gia tăng đội ngũ tài xế đối tác và thị phần. Ảnh: Minh Khánh.

“Số lượng người lên đăng ký hàng ngày bao gồm cả tài xế đăng ký mới và tài xế đang làm việc tại các hãng khác. Trong đó, số lượng tài xế Gojek chiếm khoảng 30-35%”, đại diện ứng dụng này chia sẻ.

Trong giai đoạn này, riêng với tài xế Gojek chuyển việc, Be cho biết sẽ ưu tiên tư vấn và hoàn thành thủ tục đăng ký nhanh chóng để tài xế tiếp tục hoạt động, giảm bớt sự gián đoạn trong công việc hàng ngày của các bác tài.

Ngoài ra, ở Hà Nội, trung tâm đăng ký của Be vẫn đang hoạt động liên tục nhằm hỗ trợ tài xế đăng ký tất cả ngày làm việc trong tuần.

Tương tự, Grab cũng ghi nhận số lượng đối tác tài xế đăng ký mới tăng ở một số tỉnh thành.

“Chúng tôi đang triển khai một số chương trình để tạo điều kiện thuận lợi cho các bác tài mới có thể tham gia nền tảng, qua đó có thêm cơ hội thu nhập. Ví dụ, từ nay đến hết ngày 30/9, tài xế 2 bánh đăng ký mới tại khu vực Hà Nội sẽ được tặng đồng phục và hưởng chính sách thưởng riêng”, đại diện Grab cho biết.

Trong khi đó, Ahamove cũng tung chương trình giảm 100.000 đồng phí đăng ký cho tài xế mang theo áo khoác hoặc ứng dụng Gojek.

Với Gojek, 16/9 đã là ngày nhận đơn hàng cuối cùng của app. Ứng dụng khuyến nghị tài xế rút số dư tài khoản còn lại trong vòng 3 ngày sau khi hoàn tất đơn hàng cuối cùng.

Bộ phận chăm sóc khách hàng của Gojek cũng duy trì hoạt động đến ngày 30/9 để giải đáp thắc mắc cũng như các vấn đề phát sinh trong quy trình đóng cửa.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Bài liên quan

Vì đâu Gojek bị đánh bật khỏi Việt Nam?

Vì đâu Gojek bị đánh bật khỏi Việt Nam?

Sau khi Uber bị thâu tóm, Gojek được kỳ vọng là đối thủ của Grab. Song, trong khi Grab kỷ niệm 10 năm hoạt động tại Việt Nam, Gojek lại phải nói lời tạm biệt thị trường.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm