Cuộc gặp tại Indonesia giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc có thể được coi là bước đầu hạ nhiệt, tạo điều kiện cho nhiều cuộc gặp mặt trực tiếp cấp cao giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới, khi quan hệ hai nước nhiều tháng qua vốn tăng nhiệt do những căng thẳng ở eo biển Đài Loan.
Các tuyên bố công khai của hai bên dường như cũng chỉ ra rằng mỗi bên đều nhận ra bản chất quan trọng của cạnh tranh, và không muốn biến nó thành xung đột.
Theo CNN, hai bên đều hướng tới việc tăng cường các cuộc thảo luận. Sắp tới, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiến thăm Trung Quốc vào đầu năm 2023.
Những cuộc tiếp xúc như vậy đã ngưng trệ kể từ khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan hồi tháng 8, đã khiến Trung Quốc phẫn nộ và có loạt tập trận quy mô lớn.
Bắc Kinh khi đó cũng cắt đứt các kênh liên lạc quân sự và ngoại giao, bao gồm liên lạc với Washington trong các vấn đề khí hậu. Việc hai bên đồng ý nối lại liên lạc về khí hậu sau ngày 14/11 đã được thế giới hoan nghênh.
Leon Panetta - người từng là bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Giám đốc CIA, và chánh văn phòng Nhà Trắng - bày tỏ sự lạc quan có thận trọng sau cuộc hội đàm Mỹ - Trung bên lề hội nghị G20.
“Nếu kết quả cuộc gặp này là đưa mối quan hệ hai nước trở lại bình diện ngoại giao, ở đó thay vì đối đầu, họ có thể đối thoại về các vấn đề cần được giải quyết, tôi nghĩ cuộc gặp này sẽ rất quan trọng", ông nói với CNN.
Cạnh tranh vẫn tồn tại
Cuộc gặp tại Bali là một dấu hiệu rõ rằng hai bên đều muốn tránh xảy ra xung đột, song mục tiêu của hai nền kinh tế hàng đầu về cơ bản vẫn tương khắc nhau, khi Trung Quốc hay Mỹ đều muốn ưu việt ở châu Á cũng như vị thế toàn cầu.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden vẫn phản đối việc Bắc Kinh "có các hành động căng thẳng" đối với Đài Loan, dù ông Biden hiểu rằng Trung Quốc không có kế hoạch tấn công hòn đảo trong thời gian ngắn.
Ở chiều ngược lại, Trung Quốc bày tỏ sự khó chịu với lập trường đối ngoại của ông Biden. “Không bên nào nên cố uốn nắn bên còn lại theo hình ảnh của mình, hoặc tìm cách thay đổi hay thậm chí lật đổ hệ thống của bên còn lại", Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói. "Thay vì nói một đằng làm một nẻo, Mỹ cần tôn trọng những cam kết của mình bằng hành động cụ thể".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng cho biết ông Tập đã cảnh báo Tổng thống Biden rằng vấn đề Đài Loan là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, và là "lằn ranh đỏ" đầu tiên không nên vượt qua trong quan hệ Mỹ - Trung.
Cuộc họp giữa phái đoàn Mỹ - Trung ngày 14/11. Ảnh: Reuters. |
Sau cuộc hội đàm, ông Biden nói ông không thấy ông Tập “đối đầu hay hòa giải hơn". "Tôi thấy ông ấy vẫn như vậy: Trực tiếp và thẳng thắn. Chúng tôi đã rất thẳng thắn với nhau về những điểm mà chúng tôi không đồng ý hoặc những điểm mà chúng tôi không chắc chắn về lập trường của nhau", nhà lãnh đạo Mỹ nói.
Dấu hiệu cho triển vọng
Dù vậy, vẫn có những dấu hiệu cho thấy hai cường quốc hàng đầu có thể làm việc cùng nhau vì lợi ích chung của thế giới. Những điểm sáng đã xuất hiện tại cuộc gặp ngày 14/11, sau 5 cuộc điện đàm và một cuộc gặp trực tuyến trước đó, theo Financial Times.
"Trong vài tháng, chúng ta có thể nhìn cuộc gặp của ông Biden và ông Tập như dấu hiệu đầu tiên của việc giảm tốc vòng xoáy hướng tới xung đột", Chen Weiss, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Cornell, nói.
Ông Biden và ông Tập gặp nhau bên lề G20 hôm 14/11. Ảnh: Reuters. |
Ông Biden đã nói với ông Tập rằng Mỹ sẵn sàng nối lại các đàm phán về khí hậu, trong bối cảnh đang diễn ra hội nghị về biến đổi khí hậu COP27.
Sau cuộc gặp, bản ghi chép của Nhà Trắng nói hai nhà lãnh đạo "nhất trí trao quyền cho các quan chức cấp cao để duy trì liên lạc và tăng cường nỗ lực mang tính xây dựng" về biến đổi khí hậu, ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh y tế và an ninh lương thực.
Nhà Trắng cũng cho biết điều quan trọng đúc kết sau cuộc gặp là hai lãnh đạo "nhắc lại đồng thuận rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân không nên được diễn ra, đồng thời nhấn mạnh sự phản đối với việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân".
Trong khi Bắc Kinh chưa xác nhận lập trường của ông Tập trong cuộc đối thoại, việc Trung Quốc thắt chặt quan hệ với Nga trước khi Moscow phát động "chiến dịch quân sự" ở Ukraine đã khiến phương Tây lo ngại. Cuộc gặp giữa các quan chức Mỹ và Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 14/11 cũng một phần thảo luận về vấn đề hạt nhân.
Những cuốn sách nên đọc về G20
Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả các cuốn sách hay nên đọc để hiểu thêm về nền tảng mà G20 ra đời và hoạt động.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.
G20 Indonesia
Tổ chức quy mô lớn Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 với quy mô và tầm vóc lớn, gồm nhiều hoạt động nổi bật.
Thủ tướng chia sẻ về năm tháng tuổi trẻ tại Romania
Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm chính thức Romania từ ngày 20-22/1. Nhân dịp này, Thủ tướng đã trả lời phỏng vấn Tập đoàn truyền thông Clever Group, Romania.
Thủ tướng: Việt Nam kiên trì chính sách để trở thành điểm đến hàng đầu
Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược gồm xây dựng hạ tầng chiến lược để giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Tổng thống Indonesia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới VN
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Indonesia đã kết thúc tốt đẹp; qua đó, thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, Đối tác Chiến lược VN-Indonesia đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam-Indonesia sớm đạt 15 tỷ USD
Tại buổi hội đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhất trí phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 15 tỷ USD hoặc cao hơn.