Một hội nghị cấp bộ trưởng của nhóm G20 tại Jakarta, Indonesia hồi tháng 2. Ảnh: AP. |
"Chủ nghĩa đa phương trên thế giới và đối ngoại đa phương của Việt Nam", "Ngoại giao cường quốc tầm trung: Lý thuyết, thực tiễn quốc tế và hàm ý cho Việt Nam" và "Sự bất cân xứng về sức mạnh và các mối quan hệ quốc tế" là một số cuốn sách độc giả nên tìm đọc để hiểu thêm về nền tảng mà G20 ra đời và hoạt động.
Chủ nghĩa đa phương trên thế giới và đối ngoại đa phương của Việt Nam
Để hiểu được G20 - một trong những cơ chế đa phương nổi bật hàng đầu thế giới - chúng ta sẽ cần hiểu về cách thức chủ nghĩa đa phương vận hành, cũng như vai trò của các tổ chức đa phương trong nền chính trị thế giới.
Cuốn sách “Chủ nghĩa đa phương trên thế giới và đối ngoại đa phương của Việt Nam” trình bày một bức tranh tổng thể về sự phát triển của cục diện thế giới và khu vực đến năm 2030; xu hướng vận động của các tổ chức và cơ chế đa phương trong cục diện đó.
Đồng thời, cuốn sách cũng đi sâu tìm hiểu ngoại giao đa phương của một số quốc gia đại diện cho các nhóm nước lớn, vừa và nhỏ để làm cơ sở thực tiễn, bàn về đối ngoại đa phương của Việt Nam như thực trạng, xu thế, chiều hướng phát triển của các cơ chế, tổ chức đa phương quốc tế và khu vực mà Việt Nam tham gia trong thời gian tới.
Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản tháng 2/2019.
Ngoại giao cường quốc tầm trung: Lý thuyết, thực tiễn quốc tế và hàm ý cho Việt Nam
Bên cạnh các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga…., khối G20 còn bao gồm nhiều quốc gia được xếp loại là “cường quốc tầm trung” trong quan hệ quốc tế.
Nội dung cuốn sách “Ngoại giao cường quốc tầm trung: Lý thuyết, thực tiễn quốc tế và hàm ý cho Việt Nam” đã làm rõ khung lý thuyết về khái niệm, tiêu chí xác định cường quốc tầm trung và phân tích nền ngoại giao cường quốc tầm trung trong bối cảnh quan hệ quốc tế hiện nay.
Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đánh giá thực tiễn quốc tế về nền ngoại giao cường quốc tầm trung của các cường quốc tầm trung điển hình trên thế giới và khu vực để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách phục vụ quá trình triển khai đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới (đến năm 2030).
Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản tháng 5/2021.
Sự bất cân xứng về sức mạnh và các mối quan hệ quốc tế
Với việc G20 bao gồm cả các cường quốc và các nước tầm trung, sự “bất cân xứng về sức mạnh” cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động và quan hệ giữa các thành viên trong khối này.
Cuốn sách “Sự bất cân xứng về sức mạnh và các mối quan hệ quốc tế” đã đi sâu phân tích lý thuyết này. Cuốn sách có cấu trúc gồm 4 phần, 7 chương, cung cấp cho độc giả những kiến thức về sự bất cân xứng trong sức mạnh và các mối quan hệ quốc tế, tác động của nó đến hệ thống chính trị và cán cân quyền lực trên thế giới.
Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các học giả, các nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế và độc giả quan tâm đến vấn đề này.
Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản tháng 11/2020.
G20 Indonesia
Tổ chức quy mô lớn Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 với quy mô và tầm vóc lớn, gồm nhiều hoạt động nổi bật.
Thủ tướng chia sẻ về năm tháng tuổi trẻ tại Romania
Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm chính thức Romania từ ngày 20-22/1. Nhân dịp này, Thủ tướng đã trả lời phỏng vấn Tập đoàn truyền thông Clever Group, Romania.
Thủ tướng: Việt Nam kiên trì chính sách để trở thành điểm đến hàng đầu
Thủ tướng cho biết Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược gồm xây dựng hạ tầng chiến lược để giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Tổng thống Indonesia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới VN
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Indonesia đã kết thúc tốt đẹp; qua đó, thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, Đối tác Chiến lược VN-Indonesia đi vào chiều sâu và hiệu quả.
Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam-Indonesia sớm đạt 15 tỷ USD
Tại buổi hội đàm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhất trí phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 15 tỷ USD hoặc cao hơn.