Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sức mạnh hạm đội Mỹ - Trung ở Thái Bình Dương

Liên hạm đội 7, 3 của Mỹ chia đôi Thái Bình Dương trong khi Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc phụ trách vùng Biển Đông và mở rộng ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất.

a
2 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ. Ảnh: Hạm đội 7

Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ, mới đây đã đề xuất mở rộng vùng hoạt động của Hạm đội 3 nhằm phối hợp cùng Hạm đội 7. 

Khi đó, Hạm đội 3 sẽ phụ trách thêm vùng Tây Thái Bình Dương để Hạm đội 7 tâp trung vào vùng biển Nhật Bản, biển Hoa Đông và Biển Đông. Việc mở rộng vùng hoạt động của Hạm đội 3 là một phần trong kế hoạch tái cân bằng châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.

Trọng tâm dịch chuyển của Hạm đội 3 nhằm đối phó với sức mạnh ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc, đặc biệt là Hạm đội Nam Hải phụ trách từ phía nam eo biển Đài Loan xuống đến nam Biển Đông. Kế hoạch di chuyển lực lượng của Hải quân Mỹ sẽ làm cho tương quan lực lượng trên biển có sự thay đổi đáng kể.

Cán cân sức mạnh trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc

Trang bị
 Liên Hạm đội 3, 7
Hạm đội Nam Hải
Tàu sân bay
5 siêu hàng không mẫu hạm lớp Nimitz, lượng giãn nước 100.000 tấn
1 tàu mang tên Liêu Ninh, lượng giãn nước 65.000 tấn.
Tàu khu trục
27 tàu Aegis lớp Arleigh Burke, lượng giãn nước 9.000 tấn mỗi chiếc.
8 tàu Type-052B/C/D, lượng giãn nước 6.000 đến 7.500 tấn
Tàu hộ tống
Không có
17 tàu Type-054, Type-053, lượng giãn nước từ 2.000 đến 4.000 tấn.
Tuần dương
8 chiếc lớp Ticonderoga, lượng giãn nước 10.000 tấn.
Không có
Máy bay
400 chiếc trên các tàu sân bay
16 chiếc trên tàu Liêu Ninh.
Tàu ngầm
7 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles
Ít nhất 5 tàu ngầm hạt nhân, 10 tàu phi hạt nhân.
Tàu đổ bộ
Ít nhất 5 tàu thường trực có lượng giãn nước trên 40.000 tấn
3 tàu Type-071 lớp Ngọc Chiêu lượng giãn nước 20.000 tấn.

Một số hình ảnh về liên hạm đội Mỹ

a
Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76) thuộc nhóm tác chiến CAG 2, Hạm đội 3, nhìn từ trực thăng MH-60 trong cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC - 2014. Ảnh: Flickr
a
Hàng không mẫu hạm USS Nimizt (CVN-68) thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay CAG 11, Hạm đội 3. Mỗi siêu tàu sân bay có thể mang theo 80-90 máy bay các loại. Trong đó, cốt lõi sức mạnh là các tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet. Ảnh: Seaforce
a
Máy bay tác chiến điện tử E/A-18G Growler chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70), nhóm tác chiến CAG 1, Hạm đội 3. Phi cơ Glowler được ví là tấm giáp điện tử che chắn cho phi đội tác chiến khỏi mối đe dọa từ tên lửa phòng không. Ảnh: Seaforce
a
Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển USS Dewey (DDG-105) lớp Arleigh Burke. Lớp tàu chiến này là trụ cột trong sức mạnh tấn công và phòng thủ của Hải quân Mỹ. Ảnh: Flickr
a
Vũ khí chủ lực của lớp chiến hạm này gồm: Một pháo hạm 127 mm, 90 hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 sử dụng tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 hoặc SM-2, tên lửa chống ngầm RUM-139 hoặc tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk. Ảnh: Flickr
a
Tuần dương hạm USS Mobile Bay (CG-53) lớp Ticonderoga (dẫn đầu) cũng là xương sống trong năng lực tấn công và phòng thủ của liên hạm đội Mỹ. Ảnh: Watchdog
k
USS Cowpens (CG-63) bắn thử tên lửa đánh chặn SM-3 trong một cuộc tập trận. Vũ khí chủ lực trên tuần dương gồm: 2 pháo hạm 127 mm, 122 hệ thống phóng thẳng đứng Mk41, 8 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon. Ticonderoga cùng Arleigh Burke là 2 thành phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa xuyên lục địa của Mỹ. Ảnh: Flickr
a
Trực thăng tấn công AH-64E Apache Guardian hạ cánh trên tàu đổ bộ tấn công USS Peleliu (LHA-5) trong cuộc tập trận RIMPAC-2014. Năng lực đổ bộ tấn công là một trong những ưu thế vượt trội của Hải quân Mỹ. Ảnh: Flickr
a
Sức mạnh tấn công và phòng thủ dưới nước của liên hạm đội, Hải quân Mỹ là các tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles. Mỗi tàu có thể mang theo 12 tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk. Ảnh: Wikipedia

Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc

a
Trong khi đó, Hạm đội Nam Hải, đối thủ chính của Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng sở hữu đội tàu chiến khá mạnh mẽ. Phần lớn các chiến hạm mặt nước hiện đại nhất của nước này đều được biên chế cho hạm đội Nam Hải. Tàu khu trục Type-052D (ảnh) thuộc thế hệ chiến hạm mới nhất của Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia
a
Tàu khu trục Type-052C Lữ Dương II trong cuộc tập tận RIMPAC-2014. Vũ khí chủ lực gồm: Một pháo hạm Type-210 100 mm, 48 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa phòng không HHQ-9, 8 tên lửa chống hạm YJ-62. Các tàu khu trục Type-052C/D là trụ cột trong năng lực tấn công và phòng thủ tầm xa của Hải quân Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia
a
Tàu khu trục Type-051 trong chuyến thăm Trân Châu Cảng. Lớp tàu chiến này chủ yếu đảm đương nhiệm vụ phòng không tầm trung và chống hạm tầm xa. Ảnh: Wikipedia
a
Ngoài ra, Hạm đội Nam Hải còn sở hữu 8 tàu hộ tống tên lửa Type-054A, đây là loại tàu chiến có năng lực tác chiến khá mạnh, được đưa vào sử dụng từ năm 2007. Ảnh: FYJS
a
Sức mạnh đổ bộ của Hạm đội Nam Hải dựa trên 3 tàu đổ bộ Type-071 lớp Ngọc Chiêu. Tàu có thể chở theo 15-20 xe bọc thép, 500 đến 800 binh sĩ. Ảnh: China Defence
a
Sức mạnh tác chiến trên không của Hạm đội Nam Hải là tàu sân bay Liêu Ninh được hoán cải từ hàng không mẫu hạm lớp Kuznetsov của Liên Xô trước đây. Tàu có thể mang theo 24 tiêm kích trên hạm J-15. Ảnh: Topwall
a
Tàu chiến Mỹ - Trung sát cánh cùng nhau tại cuộc tập trận RIMPAC-2014. Xét về tổng thể, Hạm đội Nam Hải nói riêng và Hải quân Trung Quốc nói chung vẫn kém về năng lực tác chiến so với Hạm đội 3 và 7 của Hải quân Mỹ. Ảnh: US Navy

Hạm đội 3 Hải quân Mỹ dịch chuyển về tây Thái Bình Dương?

Gần đây Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, liên tiếp đề xuất, Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ nên mở rộng địa bàn hoạt động để có thể phối hợp với Hạm đội 7.

Hải quân Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự lớn nhất

"Cuộc tập trận chung lịch sử với Nga đánh dấu đợt triển khai lực lượng quân sự lớn nhất từ trước đến nay của Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung với nước ngoài”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.

Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm