Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hải quân Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự lớn nhất

"Cuộc tập trận chung lịch sử với Nga đánh dấu đợt triển khai lực lượng quân sự lớn nhất từ trước đến nay của Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung với nước ngoài”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.

Hải quân Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự lớn nhất

"Cuộc tập trận chung lịch sử với Nga đánh dấu đợt triển khai lực lượng quân sự lớn nhất từ trước đến nay của Hải quân Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung với nước ngoài”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.

Trung Quốc từ lâu đã là một khách hàng mua vũ khí quan trọng của Nga. Tuy nhiên, chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây, quân đội hai nước mới bắt đầu tổ chức các cuộc tập trận chung với nhau.

Bộ quốc phòng Trung Quốc hôm qua (2/7) cho biết, Hải quân nước này sẽ cử 4 tàu khu trục lớn, hai tàu khu trục nhỏ và một tàu hỗ trợ đến tham gia cuộc tập trận với Nga. Cuộc tập trận này sẽ chính thức khai hoả vào thứ sáu tới (5/7) ở Biển Nhật Bản và kéo dài đến ngày 12/7. Những chiếc tàu chiến của Trung Quốc đã khởi hành từ cảng Thanh Đảo. Đây là nơi Hạm đội Bắc Hải Trung Quốc đóng. Đội tàu chiến Trung Quốc đang hướng tới điểm tập kết với lực lượng Nga ở Vịnh Peter Đại đế, gần Vladivostok.

Tướng Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA), đã thông báo về cuộc tập trận trong chuyến thăm đến thủ đô Moscow. Tại đây, ông có cuộc gặp với người đồng cấp Nga Valery Gerasimov. Hai nhà lãnh đạo quân sự này còn thông báo một cuộc tập trận chung khác diễn ra ở khu vực Chelyabinsk thuộc rặng núi Ural từ ngày 27/7 đến 15/8 tới.

Trong phát biểu được đăng tải trên tờ Nhật báo Quân đội Giải phóng của Trung Quốc, ông Phòng Phong Huy nhấn mạnh, các nước bên ngoài không nên xem các cuộc tập trận chung giữa Nga với Trung Quốc là mối đe doạ.

"Cuộc tập trận chung Nga-Trung không nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào. Mục tiêu của cuộc tập trận này là làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước trong lĩnh vực huấn luyện, tăng cường năng lực trong việc phối hợp các hoạt động quân sự và phục vụ mục đích bảo vệ an ninh cũng như sự ổn định trong khu vực”, ông Phong Huy nói.
 
Đội tàu Trung Quốc tham gia tập trận với Nga gồm các tàu chiến đấu chính đến từ Hạm đội Bắc Hải và Nam Hải Trung Quốc, gồm 4 tàu khu trục lớn mang tên lửa điều khiển có tên Shenyang, Shijiazhuang, Wuhan và Lanzhou; hai tàu khu trục nhỏ Yancheng và Yantai; cùng với tàu cung cấp hậu cần toàn diện.

1. Tàu Shenyang – tàu khu trục mang tên lửa lửa dẫn đường lớp Type-051C, với số thân tàu 115, được đưa vào hoạt động năm 2006. Shenyang hiện là một trong những tàu khu trục mang tên lửa điều khiển tối tân nhất của Trung Quốc. Con tàu này được phát triển và sản xuất bởi Trung Quốc. Được triển khai trong Hạm đội Bắc Hải, tàu Shenyang đảm nhiệm nhiệm vụ chính là phòng không trong khu vực và ở các vị trí quan trọng.

Với chiều dài 154m, chiều rộng 17,1m, cao 35m, trọng tải hơn 6.600 tấn và tốc độ tối đa là 29 hải lý, tàu Shenyang có thể an toàn đi qua bất kỳ vùng biển nào ngoại trừ vùng đóng băng hay các khu vực địa cực.

Thiết bị chính của tàu Shenyang gồm 2 bộ tên lửa phòng không dành riêng của tàu chiến được nhập khẩu từ Nga, hai hệ thống tên lửa chống tàu ngầm, một súng đại bác nòng đơn cỡ 100-mm, hai hệ thống vũ khí tầm gần lớp Type-730 (CIWS), và hai ống phóng ngư lôi chống tàu ngầm.

2. Tàu Shijiazhuang, một tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Type-051C với số thân tàu là 116, đã được đưa vào hoạt động trong Hạm đội Bắc Hải Trung Quốc từ năm 2007. Đây là tàu chị em với tàu Shenyang.

3. Tàu khu trục nhỏ lớp Type-054A Yantai với số thân tàu là 538 được đưa vào biên chế Hạm đội Bắc Hải Trung Quốc hồi tháng 6 năm 2011. Đây là loại tàu khu trục chống tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc sở hữu cả năng lực phòng không.

Với chiều dài 134,1m, chiều rộng tối đa là 16m, trọng tải 4.053 tấn, tốc độ tối đa hơn 27 hải lý, và khả năng thực hiện được hải trình dài 4.000 hải lý cùng với năng lực tự cung cấp trong vòng 15 ngày và chịu được sức gió trên cấp 12, tàu Yantai cũng có thể đi qua mọi vùng lãnh hải trừ các khu vực địa cực.

Tàu khu trục Yantai được trang bị hệ thống radar hai mặt phẳng 3 chiều do Trung Quốc tự chế tạo, một hệ thống phóng thẳng đứng, các hệ thống vũ khí chống tàu ngầm, CIWS, hệ thống tên lửa hạm chống hạm, hệ thống vũ khí đại bác và vũ khí chống tàu ngầm dành riêng cho tàu chiến. Về khả năng hoạt động, tàu Yantai hiện được đánh giá là một tàu tối tân xét theo tiêu chuẩn quốc tế.

4. Tàu chiến Yancheng là một tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Type-054A với số thân tàu là 546. Con tàu này được đưa vào biên chế của Hạm đội Bắc Hải từ tháng 6 năm 2012.

5. Tàu chiến Wuhan là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Type-052B thuộc Hạm đội Nam Hải Trung Quốc. Đây là một trong những tàu chiến đấu chính trong những tàu khu trục do Trung Quốc tự sản xuất với mức độ hiện đại nhất, thiết bị tối tân nhất và năng lực chiến đấu toàn diện nhất.

Với chiều dài 155,5m, chiều rộng 7,2m, chiều cao 35m, tàu chiến Wuhan có trọng tải tối đa 5.600 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý và năng lực chịu được sức gió lên tới cấp 12. Tàu Wuhan có thể thực hiện hành trình dài 4.000 hải lý ở bất kỳ vùng biển nào từ các khu vực địa cực.

Tàu chiến Wuhan có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm quân sự khác nhau như phòng không, chỉ huy đội đặc nhiệm, tấn công các tàu nổi của kẻ thù và tàu ngầm cũng như hộ tống các đội đặc nhiệm hải quân.

6. Được thiết kế và chế tạo bởi Trung Quốc, tàu khu trục mang tên lửa điều khiển lớp Type-052C Lanzhou có chiều dài 155,5m, chiều rộng 17,2m, chiều cao 36m, trọng tải 6.000 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý và khả năng chịu sức gió cấp 12. Với khả năng thực hiện hải trình 4.000 hải lý, tàu Lanzhou có thể đi qua mọi vùng biển trừ các khu vực địa cực.

Lanzhou là tàu chiến đầu tiên của Trung Quốc được trang bị hệ thống radar nhiều tầng đa chức năng (MPAR), không chỉ có thể hướng dẫn thực hiện các cuộc tấn công hạm đối không bằng tên lửa điều khiển mà còn có thể dẫn đường cho các máy bay của Trung Quốc tham gia vào hoạt động chiến đấu. Vì thế, Langzhou được ví là Aegis Trung Quốc.

Lanzhou cũng là tàu chiến đầu tiên của Trung Quốc được trang bị thiết bị phóng thẳng đứng cho tên lửa điều khiển HHQ-9, vũ khí phòng không tầm ngắn và tầm trung. Với khả năng phóng thẳng đứng và đốt cháy trên không, tầm bắn xa và hệ thống phản ứng nhạy của HHQ-9 khiến cho tên lửa này có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu trên không cùng lúc.

Theo VnMedia

Theo VnMedia

Bạn có thể quan tâm