Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam’ có hạng mục giải thưởng mới

Đây là giải thưởng thường niên trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, trao tặng cho các doanh nghiệp trong nước có sản phẩm công nghệ số nổi bật.

Năm 2023 là năm dữ liệu số quốc gia và là năm đưa doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra nước ngoài. Ảnh: Trọng Đạt

2023 là năm thứ tư ‘Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam’ được tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm công nghệ số nội địa có tác động đến đời sống người dân, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và chính phủ số tại Việt Nam. So với các năm trước, giải thưởng năm nay có hạng mục dành cho sản phẩm công nghệ Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Để tham gia, doanh nghiệp cần được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc do người Việt Nam sở hữu ít nhất 51% tổng số cổ phần. Các sản phẩm công nghệ số cần được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam và đã được đưa vào ứng dụng thực tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có một hạng mục giải thưởng riêng, Sản phẩm số tiềm năng.

Các sản phẩm công nghệ số sẽ được trao giải theo 5 hạng mục. Trong đó, 4 hạng mục vẫn như các năm trước là Sản phẩm số xuất sắc cho chính phủ số, Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số, Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số và Sản phẩm số tiềm năng.

Hạng mục mới của năm nay là Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho thị trường nước ngoài, vì năm 2023 được Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) xác định là năm cùng doanh nghiệp đi ra nước ngoài. Hạng mục này nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số xuất sắc đã thành công tại thị trường quốc tế.

make in vietnam anh 1

Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TTTT, phát biểu tại lễ phát động giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam" ngày 12/7. Ảnh: TA.

“2023 là năm Bộ TTTT đồng hành doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, do vậy, giải thưởng năm 2023 cũng tôn vinh các doanh nghiệp có sản phẩm thành công tại thị trường quốc tế để khuyến khích doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường thế giới”, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ TTTT, cho biết tại lễ phát động diễn ra ngày 12/7. Mỗi hạng mục sẽ có Giải Vàng, Giải Bạc, Giải Đồng và Top 10.

Đại diện ban tổ chức cho biết các thông tin, số liệu trong hồ sơ doanh nghiệp đăng ký tham gia giải thưởng sẽ được bảo mật. Nếu đạt giải, các doanh nghiệp được khai thác hình ảnh thương hiệu giải thưởng trong các hoạt động kinh doanh, tiếp thị. Ngoài ra, các doanh nghiệp được Bộ TTTT và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài.

Ông Huy Dũng cho biết các sản phẩm đạt danh hiệu “Sản phẩm công nghệ số Make In Viet Nam” cũng sẽ được giới thiệu cho các cơ quan Bộ, ngành và địa phương để thử nghiệm, thí điểm. Các sản phẩm cũng được ưu tiên đưa vào Danh mục sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm trong cơ quan nhà nước.

Ban tổ chức giải thưởng cho biết hội đồng giám khảo “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ số, các nhà khoa học và các nhà báo công nghệ thông tin. Thời gian nhận đăng ký và hồ sơ tham gia giải thưởng từ ngày 12/7/-12/10 và kết quả giải thưởng được công bố vào cuối năm nay.

“Bộ TTTT cùng đồng hành với các doanh nghiệp đạt giải để đưa các sản phẩm công nghệ số này có thị trường rộng lớn hơn, đi xa hơn”, ông Huy Dũng cho biết.

Những nhà khoa học tiên phong

"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.

Kỳ lân công nghệ cho phép người dùng trò chuyện với Einstein và Musk

Startup có tên Character.AI được định giá khoảng một tỷ USD nhờ cho phép người dùng tự tạo chatbot, mô phỏng bất cứ ai họ muốn, kể cả những vĩ nhân quá cố như Albert Einstein.

Người Việt thuộc nhóm vẫn tin tưởng vào tiền mã hóa

Báo cáo mới công bố của Consensys và YouGov cho thấy người dùng tại Việt Nam có tỷ lệ tin tưởng cao và vẫn muốn đầu tư vào tiền số, bất chấp biến động thị trường gần đây.

Hoàng Nam

Bạn có thể quan tâm