Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ông Trump hạ mức tiếp nhận người tị nạn xuống thấp nhất lịch sử

Số người tị nạn được tái định cư tại Mỹ trong năm tài chính 2021 là 15.000. Đây là hạn mức thấp nhất kể từ khi Mỹ bắt đầu tiếp nhận người tị nạn vào thập niên 1980.

Tổng thống Trump đã hoàn tất kế hoạch tiếp nhận người tị nạn cho năm tài chính 2021, Reuters ngày 28/10 đưa tin. Theo đó, tối đa 15.000 người tị nạn sẽ được tái định cư ở Mỹ. Kế hoạch này sẽ được triển khai từ tháng 11.

Tổng thống Trump cho biết việc bố trí tái định cư cho người tị nạn nên được thực hiện bởi Bộ Ngoại giao Mỹ, và diễn ra tại những nơi mà họ sẽ được chào đón.

"Những người tị nạn mới nên được đưa đến ở các bang và cộng đồng sẵn sàng tiếp nhận họ. Đây là những nơi đã được chuẩn bị để hỗ trợ họ hòa nhập thành công vào xã hội cũng như lực lượng lao động Mỹ", Tổng thống Trump cho biết.

Tong thong Trump giam tiep nhan nguoi ti nan anh 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: NPR.

Theo kế hoạch cho năm 2021, Mỹ dành 5.000 suất tị nạn cho những người đối mặt tình trạng đàn áp tôn giáo. 4.000 suất tái định cư được dành cho người tị nạn từ Iraq đã từng hợp tác với Mỹ.

Mỹ cũng phân bổ 1.000 suất dành cho người tị nạn từ El Salvador, Guatemala và Honduras, trong khi 5.000 suất còn lại dành cho người tị nạn từ các nước khác.

Washington cấm tiếp nhận người tị nạn từ Somalia, Syria và Yemen, trừ trường hợp "quan ngại nhân đạo đặc biệt", do nguy cơ để lọt các phần tử khủng bố.

Hiện nay, người nộp đơn xin tị nạn tại Mỹ lên đến hàng chục nghìn trường hợp, bất chấp quy trình kiểm tra gắt gao dưới thời Tổng thống Trump. Đại dịch Covid-19 cũng làm chậm quá trình xét duyệt người tị nạn được tái định cư.

15.000 suất tái định cư cho người tị nạn là mức thấp nhất kể từ khi Mỹ khởi động chương trình tiếp nhận nhóm người này vào thập niên 1980.

Ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden trước đó tuyên bố sẽ nâng hạn mức người tị nạn được tái định cư ở Mỹ lên 125.000 suất mỗi năm nếu thắng cử.

Hành trình thức tỉnh trước tổ chức gieo rắc thuyết âm mưu ở Mỹ

Những thuyết âm mưu tưởng như hoang đường của phong trào QAnon lại khiến không ít người Mỹ tin theo.

Ông Trump bị đuổi bám quyết liệt ở những bang 'thành trì'

Kết quả thăm dò dư luận 10 ngày trước bầu cử cho thấy ứng viên Dân chủ Joe Biden đang thu hẹp khoảng cách tại những bang vốn là "sân nhà" của Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa.

Mỹ sẽ tăng bán vũ khí cho các nước 'cùng chí hướng'

Người đứng đầu Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ cần cải tổ quy trình xuất khẩu, qua đó mở rộng bán vũ khí cho các nước để cùng đối phó thách thức đến từ Trung Quốc và Nga.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm