Thế giới
Quân sự
Những công nghệ quân sự Anh trợ giúp Mỹ
- Chủ nhật, 14/8/2016 12:22 (GMT+7)
- 12:22 14/8/2016
Radar, động cơ phản lực hay bom hạt nhân là những công nghệ điển hình mà Mỹ nhận sự hỗ trợ của các nhà khoa học Anh để hoàn thiện.
|
Động cơ phản lực: Theo trang mạng We are the Mighty, trong chuyến thăm Anh vào năm 1941, tướng Henry H.Arnold, tư lệnh Không quân Mỹ đã yêu cầu Anh chế tạo động cơ phản lực của máy bay Gloster Meteor và chuyển đến Mỹ. Ảnh: Wikipedia |
|
Động cơ phản lực chuyển giao từ Anh đã giúp Mỹ chế tạo thành công máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên Bell P-59 (ảnh) vào năm 1942. Bên cạnh đó, tập đoàn Lockheed Martin cũng tự nghiên cứu phát triển động cơ phản lực trong nước để chế tạo máy bay chiến đấu F-80. Sự trợ giúp ban đầu của Anh đã giúp Mỹ xây dựng nền công nghiệp động cơ phản lực hàng đầu thế giới. Ảnh: Bảo tàng không quân quốc gia Mỹ |
|
Công nghệ radar: Những năm Thế chiến II, các nhà khoa học Mỹ gặp nhiều khó khăn trong việc chế tạo ống sóng chạy magnetron (thiết bị tạo ra vi sóng ngắn sử dụng trong công nghệ radar). Trong khi đó, Anh đã chế tạo thành công thiết bị này để chế tạo các radar. Năm 1940, một phái đoàn Anh mang công nghệ này đến Mỹ trong Sứ mệnh Tizard. Ảnh: Wikipedia
|
|
Ống sóng chạy của Anh, kết hợp với công nghệ trong nước giúp Mỹ chế tạo thành công nhiều loại radar mới. Những hệ thống radar được ứng dụng trên tàu chiến, tàu ngầm giúp Mỹ và phe Đồng minh tạo ra bước đột phá trên chiến trường trước Đức quốc xã. Ảnh: Wanderling
|
|
Công nghệ hạt nhân: Công nghệ phân hạch được các nhà khoa học Anh và Mỹ phát hiện vào năm 1939 mở ra khả năng chế tạo bom hạt nhân. Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu cô lập đồng vị phóng xạ để chế tạo bom nguyên tử. Ảnh: Wikipedia |
|
Trong khi đó, các nhà khoa học Anh đã làm chủ được công nghệ cô lập đồng vị phóng xạ và gửi nghiên cứu của họ đến Mỹ để hình thành Dự án Manhattan. Công nghệ của Anh, uranium của Canada, tiền bạc, máy móc của Mỹ đã giúp Washington chế tạo thành công bom hạt nhân đầu tiên của thế giới. Ảnh: USDOE |
|
Giáp Chobham: Trong quá trình Mỹ phát triển mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực mới thay thế cho M-60 vào những năm 1980. Anh đã giới thiệu giáp Chobham sử dụng trên xe tăng Challenger cho phía Mỹ. Phía Mỹ đã đồng ý sử dụng giáp Chobham để phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams. Ảnh: Quân đội Mỹ |
|
Phiên bản giáp Chobham sử dụng trên xe tăng M1 được gọi là Burlington. Loại giáp tổng hợp siêu cứng này giúp cho M1 Abrams trở thành một trong những xe tăng được bảo vệ tốt nhất thế giới. Ảnh: Quân đội Mỹ |
|
Ngòi nổ cận đích: Những năm 1939, các kỹ sư Anh đã phát triển thành công ngòi nổ điều khiển bằng sóng vô tuyến để kích nổ đầu đạn ở cự ly hợp lý nhằm tăng hiệu quả tiêu diệt mục tiêu. Ảnh: Eucmh
|
|
Công nghệ ngòi nổ cận đích đã được bí mật chuyển đến Mỹ trong Sứ mệnh Tizard cùng nhiều công nghệ khác. Dựa trên nghiên cứu của các kỹ sư Anh, đội ngũ các nhà khoa học Mỹ đã cải tiến và hoàn thiện để chúng hoạt động hiệu quả hơn. Ngòi nổ cận đích đã giúp nâng cao hiệu suất tác chiến cho pháo binh, xe tăng. Ảnh: Quân đội Mỹ |
Anh trợ giúp công nghệ quân sự cho Mỹ
Mỹ
Anh
Đức
Canada
radar
động cơ phản lực
công nghệ
Anh
Mỹ