Tác giả của kế hoạch ném bom hai thành phố của Nhật Bản trong thế chiến II là tổng thống Harry Truman. Ảnh: Tracesofreality.com |
"Đồng hồ 90 ngày" bắt đầu hoạt động từ ngày 9/5/1945 khi Đại tá Paul W. Tibbets Jr. của Không quân Mỹ tới công ty sản xuất phi cơ Glenn. L Martin ở thành phố Bellevue, bang Nebraska. Paul đã lựa chọn loại máy bay ném bom B-29 cho sứ mệnh hàng đầu của Mỹ được giữ kín vào thời điểm đó, theo Daily Beast.
Chưa đầy một tháng sau, trong lần luyện tập tại căn cứ không quân ở bang Utah, B-29 mô phỏng cuộc tấn công một thành phố không xác định của Nhật Bản. Khi ấy, siêu pháo đài bay mang theo một quả bom – loại vũ khí chưa từng được thử nghiệm và không ai dám chắc nó sẽ hoạt động.
Harry Truman mở cuộc họp báo chính thức đầu tiên về vụ ném bom trên cương vị tổng thống Mỹ vào ngày 25/12. Đây là thời điểm 12 ngày kể từ khi Truman nhậm chức sau cái chết của cố Tổng thống Franklin Roosevelt.
Trên thực tế, Truman đã biết về kế hoạch ném bom Nhật Bản khi ông là thượng nghị sĩ. Tổng thống thứ 34 của Mỹ cũng phát hiện khoản tiền lớn của chính phủ đã bị rút ruột do chương trình bí mật mang tên Dự án Manhattan.
Trong bức thư gửi một nhân vật chính trị, Truman đề cập tới việc "xây dựng một nhà máy sản xuất vũ khí khủng khiếp sẽ là một điều kỳ diệu".
Triển khai
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào ngày 25/4/1945, Bộ trưởng Chiến tranh Mỹ Henry Stimson và người đứng đầu Dự án Manhattan - Tướng Leslie R. Groves tiết lộ quy mô thực sự của chương trình cùng chi phí khủng khiếp lên tới 2 tỷ USD. Groves giải thích rằng quả bom Little Boy đang được lắp ráp dù còn nhiều tháng nữa vụ thử đầu tiên mới diễn ra.
Chiếc B-29 tới căn cứ Guam vào ngày 27/6. Tại đây, khoang chứa bom của nó được chuyển đổi để phù hợp với Little Boy với chiều dài 3 m, đường kính 71 cm và khối lượng 4.000 kg.
Sức công phá của Little Boy - bom nguyên tử đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh - tương đương 13 đến 16 nghìn tấn thuốc nổ TNT. Ảnh: AP |
Ngày 6/7, Tibbetts và phi hành đoàn lái B-29 tới một căn cứ trên đảo Tinian thuộc Thái Bình Dương. Đó cũng là nơi nó sẽ cất cánh tới Nhật Bản để thực hiện phi vụ ném bom đúng một tháng sau đó.
Ngày 7/7, Truman lên tàu tuần dương USS Augusta từ thành phố Newport News, bang Virginia, đến dự hội nghị thượng đỉnh tại châu Âu cùng Thủ tướng Anh Winston Churchill và lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin.
7 ngày sau, tại thành phố Los Alamos, bang New Mexico, một xe tải đen cùng 7 xe hộ tống gồm các nhân viên an ninh có vũ trang di chuyển tới thành phố Albuquerque. Một thùng rộng 4 m chứa hầu hết bộ phận của Little Boy được đặt trên xe tải. Trong khi đó, chất phóng xạ uranium của quả bom đựng trong hộp hình trụ.
Từ Albuquerque, Little Boy được chuyển tới Hamilton Field, thành phố San Francisco. Tại đây, người ta xếp thùng và hộp chứa bộ phận của Little Boy lên tàu tuần dương hạng nặng USS Indianapolis rồi chuyển tới đảo Tinian.
Để tránh những tranh cãi trong tương lai cũng như thảo luận về những điều khoản đầu hàng có thể chấp nhận được của Nhật Bản, 3 nước Mỹ, Anh và Liên Xô đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Potsdam, ngoại ô thủ đô Berlin của Đức.
Rạng sáng 16/7, tại bãi thử ở New Mexico, cuộc thử nghiệm Little Boy bị đình trệ vì thời tiết. Lúc 2h cùng ngày, thời tiết khá hơn và hơn 3 tiếng sau, lúc 5h29, cuộc thử nghiệm bắt đầu đã biến một khu vực rực sáng trong đêm.
Đến 7h30, một tin nhắn mã hóa đã được gửi từ địa điểm thử nghiệm đến Lầu Năm Góc và sau đó là Bộ trưởng Stimson lúc ấy đang ở thành phố Potsdam (Đức). Nội dung của tin nhắn: "Đã thử nghiệm vào sáng nay. Chưa có đánh giá hoàn chỉnh, nhưng kết quả dường như đạt yêu cầu, thậm chí vượt quá mong đợi…".
Phải 5 ngày sau, một báo cáo chi tiết mới được chuyển tới Potsdam. Lúc 15h ngày 21/7, Tổng thống Truman lần đầu tiên xem một bản đánh giá quân sự về vụ thử nghiệm trước sự chứng kiến của Chuẩn Tướng Thomas F. Farrell.
Ngày 24/7, Bộ trưởng Stimson thông báo với Tổng thống Truman rằng Little Boy sẽ sẵn sàng được thả sau ngày 3/8.
Sự dè chừng giữa hai cường quốc
Tối hôm đó, Truman gặp lại Thủ tướng Anh Churchill và lãnh đạo Liên Xô Stalin. Ông quyết định thông báo cho Liên Xô biết về vũ khí mới của Mỹ.
Tại cuộc họp 3 bên, các lãnh đạo cố dàn xếp những khu vực tại châu Âu sẽ do Liên Xô kiểm soát và đều thống nhất rằng chỉ chấp nhận việc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện.
Vào cuối buổi họp, lúc 19h30, Truman đứng dậy và rảo bước về chỗ Stalin. "Tôi giả vờ tình cờ đề cập với Stalin rằng chúng tôi đã có một loại vũ khí mới với sức hủy hoại khác thường. Lãnh đạo Nga không tỏ ra quan tâm đặc biệt. Ông chỉ nói là rất vui khi nghe điều này và hy vọng chúng tôi sẽ tận dụng tốt thứ vũ khí đó để chống lại Nhật Bản", Tổng thống Truman viết trong cuốn hồi ký.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Churchill nhớ lại: "Tôi ngồi cách đó không xa, khoảng 1,5 m và quan sát kỹ cuộc nói chuyện quan trọng này. Tôi biết tổng thống Mỹ sẽ làm gì tiếp theo. Điều quan trọng là đánh giá phản ứng của ông Stalin. Tôi chắc chắn rằng Stalin không nắm rõ tầm quan trọng của sự việc ông ấy vừa nghe... Khuôn mặt ông ấy vẫn vui vẻ và cuộc nói chuyện giữa hai lãnh đạo quyền lực kết thúc. Khi chúng tôi đứng chờ xe, tôi liền hỏi Truman: Mọi chuyện tới đâu rồi? 'Ông ta chẳng thèm hỏi một câu', Truman đáp".
Tuy nhiên, theo các tướng Liên Xô có mặt tại buổi họp, Stalin hiểu rõ vấn đề và ra lệnh cho những người phụ trách tăng tốc chương trình hạt nhân bí mật của nước này. Sở dĩ, người Liên Xô biết nhiều về Dự án Manhattan nhờ vào thông tin do Klaus Fuchs, một nhà vật lý làm việc tại thành phố Los Alamos, cung cấp.
Thời khắc kinh hoàng
Đám khói lớn bốc lên từ vụ nổ tại thị trấn Yoshiura thuộc Hiroshima. Ảnh: AP |
Ngày 5/8, tại đảo Tinian, đại tá Tibbets đặt tên cho chiếc B-29 theo tên mẹ ông là Enola Gay. Sáng hôm sau, lúc 2h45, chiếc Enola Gay cất cánh tới Nhật Bản. 8h38, nó dừng lại ở độ cao gần 10.000 m. 9h15'30", quả bom Little Boy được thả từ pháo đài bay B-29 xuống thành phố Hiroshima.
Bị tấn công bất ngờ, trung tâm thành phố rung chuyển. Vụ nổ đã cướp mạng sống của 80.000 người ngay lập tức và phá hủy 70% các tòa nhà của thành phố. Các ca chấn thương nặng và tác động của chất phóng xạ đã khiến số người thiệt mạng tăng lên tới khoảng 166.000 nạn nhân chỉ vài tháng sau đó.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, siêu pháo đài bay B-29 Enola Gay trở lại căn cứ quân sự Tinian.
Ngay trong ngày 6/8, Nhà Trắng phát thông báo do Tổng thống Truman viết về việc vũ khí nguyên tử đã nổ ở Hiroshima. 3 ngày sau (ngày 9/8), quân đội Mỹ tiếp tục thả quả bom nguyên tử Fat Man từ phi cơ B-29 mật hiệu Bockscar xuống thành phố Nagasaki.
Quả bom thả vội vàng đã nổ ở đoạn giữa hai mục tiêu chính, xưởng thép và vũ khí ở phía bắc và xưởng thủy lôi ở phía nam, những khu vực ít dân cư. Vì vậy, mặc dù quả bom thứ hai với đương lượng nổ lớn hơn quả Little Boy ở Hiroshima nhưng gây thiệt hại ít hơn. Theo ước tính, 70.000 người đã thiệt mạng ngay sau vụ nổ và 60.000 người khác bị thương.
Trước sự tàn phá khủng khiếp của vũ khí hạt nhân, Nhật hoàng Hirohito đã thông báo quyết định đầu hàng vô điều kiện vào ngày 12/8. Thế chiến II sớm kết thúc.