Các quan chức Nhật Bản cho biết tên lửa được Triều Tiên phóng vào hôm 18/11 có thể vươn tới phần lớn lãnh thổ Mỹ. Ảnh: Reuters. |
Theo đánh giá của các quan chức Nhật Bản, tên lửa được Triều Tiên phóng vào hôm 18/11 có thể đạt tầm bắn lên tới 15.000 km, cho phép vũ khí này có năng lực tấn công vào phần lãnh thổ chính của Mỹ.
Theo Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno, loại vũ khí được Triều Tiên phóng vào hôm 18/11, được xếp vào diện tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Tên lửa này đã đạt độ cao 6.000 km và bay khoảng 1.000 km do được bắn theo quỹ đạo thẳng đứng.
Tên lửa đã lao xuống vùng biển cách đảo Oshimam - thuộc vùng Hokkaido - 200 km về phía tây, trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Triều Tiên thường thực hiện các vụ phóng tên lửa với quỹ đạo thẳng đứng, khiến tên lửa đạt độ cao lớn nhưng bay với quãng đường ngắn hơn so với quỹ đạo phóng thông thường.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết nước này chưa ghi nhận thiệt hại nào từ vụ phóng nhưng lên án các vụ phóng tên lửa thường xuyên của Triều Tiên là "những hành động không thể chấp nhận được".
Đồ họa: BBC. Việt hóa: Sơn Phạm. |
ICBM là các tên lửa đạn đạo có tầm bắn từ khoảng 5.500 km trở lên, phần lớn được thiết kế làm phương tiện triển khai vũ khí hạt nhân.
Một số loại ICBM trong biên chế quân đội các nước có tầm bắn lên tới 10.000 km và xa hơn. Một số loại ICBM chỉ có thể mang theo một đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, có một số báo cáo cho biết Triều Tiên đang phát triển các loại ICBM có khả năng mang theo nhiều đầu đạn, với mỗi đầu đạn có khả năng nhắm vào các mục tiêu riêng biệt, được đặt trong những phương tiện hồi quyển (MIRV).
Trước đó, vào hôm 3/11, Triều Tiên đã thực hiện một vu phóng ICBM khác, được các nhà phân tích nhận định là tên lửa Hwasong-15.
Loại tên lửa này được phóng lần đầu vào năm 2017.
Tuy nhiên, một quan chức Hàn Quốc cho biết vụ phóng vào hôm 3/11 đã thất bại khi tên lửa đạt độ cao lớn, Reuters đưa tin.
Một số quan chức Mỹ và Hàn Quốc cho biết một số vụ phóng ICBM của Triều Tiên đã thất bại kể từ đầu năm nay.
Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 29
Mỹ - Trung tìm tới 'ngoại giao kênh 2'
Bên cạnh cuộc gặp giữa giới lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc, các cuộc thảo luận không chính thức từ hai bên cũng góp phần giữ quan hệ hai nước không trầm trọng thêm.
Ông Tập Cận Bình 'ghi điểm' sau chuyến công du quan trọng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành tâm điểm chú ý khi tham gia chuỗi hội nghị quốc tế lớn ở Đông Nam Á trong 12 ngày qua.
Điểm sáng sau các hội nghị kinh tế lớn ở Đông Nam Á
Trái ngược với dự đoán, việc các hội nghị kinh tế quốc tế trọng tâm vừa diễn ra trong tháng 11 tại Đông Nam Á thông qua được tuyên bố chung đã làm giới chuyên gia bất ngờ.
Chuyên gia Thái Lan: Cơ hội đặc biệt từ APEC năm nay
Trao đổi với Zing, nhà báo kỳ cựu Kavi Chongkitavorn bày tỏ ngạc nhiên trước việc lãnh đạo APEC có thể ra được tuyên bố chung bất chấp khác biệt của 21 thành viên.
Ông Tập gặp đại diện đảo Đài Loan bên lề APEC
Đại diện đảo Đài Loan tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 29 Morris Chang ngày 19/11 cho biết ông đã có cuộc trò chuyện ngắn nhưng “vui vẻ” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.