Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 29

TL;DR

Mỹ - Trung tìm tới 'ngoại giao kênh 2'

Bên cạnh cuộc gặp giữa giới lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc, các cuộc thảo luận không chính thức từ hai bên cũng góp phần giữ quan hệ hai nước không trầm trọng thêm.

quan he my trung anh 1

Vài ngày trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau ở Bali , Bắc Kinh đã cử phái đoàn cố vấn chính sách cấp cao và nhiều giám đốc doanh nghiệp đến New York để trao đổi với phái đoàn Mỹ - được dẫn đầu bởi Maurice “Hank” Greenberg, một trong những doanh nhân Mỹ thành công nhất ở Trung Quốc.

Những nhân vật nổi bật ở phố Wall từ lâu luôn có vị trí quan trọng với Bắc Kinh. Nhiều lãnh đạo Trung Quốc coi ông Greenberg là "người bạn cũ". Doanh nhân 97 tuổi này đang là CEO của công ty bảo hiểm và đầu tư C.V. Starr & Co.

Những cuộc gặp cấp cao giữa phái đoàn hai nước đã không xuất hiện ở Mỹ kể từ khi đại dịch bùng phát. Đó cũng là bắt đầu thời điểm quan hệ hai bên xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên.

quan he my trung anh 2

Maurice “Hank” Greenberg, một trong những doanh nhân Mỹ thành công nhất ở Trung Quốc. Ảnh: BLOOMBERG NEWS.

Bước chạy đà cho các cuộc gặp thượng đỉnh

“Ngoại giao kênh 2”, hay kiểu ngoại giao không chính thức giữa các tổ chức nghiên cứu, các chuyên gia, học giả của các nước. Đây được cho là bước đệm và là sự hỗ trợ cho các cuộc ngoại giao "kênh 1" giữa quan chức chính phủ và lãnh đạo.

Hồi tháng 7, ông cho biết đã thành lập một nhóm gồm những lãnh đạo về chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp của Mỹ nhằm “tái thiết đối thoại song phương mang tính xây dựng”.

Ngay sau đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng bật đèn xanh cho Bộ Ngoại giao nước này thành lập một nhóm gồm các cựu quan chức cấp cao và lãnh đạo doanh nghiệp, tương tự nhóm của ông Greenberg, theo Wall Street Journal.

quan he my trung anh 3

Ông Maurice Greenberg (phải) bắt tay với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vào năm 2018. Ảnh: Tân Hoa xã.

Viện Ngoại giao Nhân dân Trung Quốc, tổ chức tư vấn trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã được thành lập, và đã thảo luận với đối tác từ Washington.

Cả phái đoàn Bắc Kinh và Washington đều bày tỏ thiện chí và muốn cố gắng giữ quan hệ hai nước không đi xuống hơn nữa. Sau đó, điểm sáng cũng xuất hiện khi tại cuộc gặp thượng đỉnh, ông Tập và ông Biden nhất trí nối lại hợp tác chống biến đổi khí hậu và nối lại liên lạc cấp cao.

Dù vậy, sự nghi hoặc giữa hai bên vẫn còn đó, trong bối cách cả Washington và Bắc Kinh đều đối lập nhau trong nhiều vấn đề và đang ra sức cạnh tranh ảnh hưởng toàn cầu.

“Ông Tập đang tìm sự ổn định như một phần để chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh lớn hơn với Mỹ”, Daniel Russel, cựu quan chức Mỹ tại Trung Quốc dưới thời ông Barack Obama, nói. "Cuộc đối thoại trực tiếp nào cũng có giá trị khi hai bên ít gặp nhau ở mọi cấp độ".

Tân Hoa xã cho hay lịch sử quan hệ hai nước 50 năm qua đã chứng minh hai bên sẽ có lợi khi hợp tác và mất mát khi đối đầu. Thế giới cũng hưởng lợi khi quan hệ Bắc Kinh và Washington lành mạnh.

Trên trường quốc tế, hai nước đã từng chung tay thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cùng nhau khắc phục hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và cùng nhau giải quyết đại dịch Ebola ở Tây Phi.

Điểm hạ nhiệt quan hệ Mỹ - Trung

Tiếng nói và quan hệ tốt của ông Greenberg với Trung Quốc được cho là cầu nối các cuộc đối thoại giữa Washington và Bắc Kinh.

Vào cuối những năm 1990, ông Greenberg đã vận động cho chính quyền cựu Tổng thống Bill Clinton để giúp Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.

Vào năm 2018, khi Trung Quốc kỷ niệm 40 năm chính sách cải cách mở cửa, Chủ tịch Tập Cận Bình đã trao Huân chương Hữu nghị Cải cách Trung Quốc cho ông Greenberg, biến ông thành một trong 10 người nước ngoài được vinh danh.

Khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang hồi mùa hè, vị doanh nhân 97 tuổi cũng kêu gọi đối thoại, thay vì xa rời Trung Quốc.

Viện Ngoại giao Nhân dân Trung Quốc sau đó đã có mặt ở New York ngày 10/11 để cùng trao đổi với đại diện từ Washington, với 13 thành viên mỗi bên.

Cựu đô đốc Mike Mullen, người tham dự phiên thảo luận, nói rằng ông cùng nhiều người trong phái đoàn Mỹ quan ngại về “quỹ đạo đi xuống” của quan hệ Mỹ - Trung, điều mà phái đoàn Trung Quốc cũng quan tâm.

quan he my trung anh 4

Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ - Trung là một mô hình ngoại giao kênh 2, khi đây là một tổ chức phi lợi nhuận, nơi quan chức hai bên thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác giữa hai nước. Ảnh: NSUSCR.

"Chúng ta đang ở thời điểm nguy hiểm", ông Mullen nói, cho biết hai bên đều có chung cảm nghĩ như vậy. "Là hai cường quốc đương thời, chúng ta cần thay đổi điều này".

Theo những người dự cuộc thảo luận, trong hơn một ngày, hai bên đã thảo luận những bất đồng về vấn đề Đài Loan, và tìm những điểm mà Washington và Bắc Kinh có thể hợp tác.

Trong khi phái đoàn Mỹ nhấn mạnh việc cần thiết đảm bảo hòa bình trên eo biển Đài Loan, lập trường từ phía Trung Quốc khẳng định sự thống nhất của hòn đảo với đại lục.

Những người tham dự cho biết phía Trung Quốc đã đưa ra vấn đề xung đột ở Ukraine và tình hình Triều Tiên để đưa ra những phương án hai bên có thể hợp tác, nhưng đoàn Trung Quốc muốn điều kiện tiên quyết là Washington tôn trọng lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh về Đài Loan, và nới lỏng hạn chế xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao cho công ty Trung Quốc.

Phân cực chính trị ở Mỹ hiện nay

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách “Phân cực chính trị ở Mỹ hiện nay: Tình hình, nguyên nhân và tác động”. Cuốn sách khái quát về hệ thống chính trị Mỹ, định nghĩa phân cực chính trị, lịch sử hình thành và tình hình phân cực ở Mỹ hiện nay. Bên cạnh đó cuốn sách cũng nêu nguyên nhân và tác động của phân cực chính trị, cũng như đánh giá xu hướng chính trị Mỹ trong thời gian tới.

Sức nóng tạm lắng sau cuộc gặp giữa ông Tập và ông Biden

Thế giới có thể tạm thở phào nhẹ nhõm khi cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mang đến điểm sáng, bên cạnh những cạnh tranh vẫn hiện hữu.

Cái bắt tay đầu tiên giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình

Cuộc hội đàm của ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình ở Bali ngày 14/11 là lần đầu tiên hai người gặp trực tiếp với tư cách nhà lãnh đạo hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 29

Trần Hoàng

Bạn có thể quan tâm