Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Người TP.HCM quyết bảo vệ ‘vùng xanh’ giữa tâm dịch Covid-19

Ngày càng có nhiều hẻm, khu dân cư không ca nhiễm ở TP.HCM được thiết lập vùng bảo vệ, nhằm duy trì “vùng xanh” trong bối cảnh dịch bệnh lây lan nhanh.

vung xanh anh 1

Chạy đến trước hẻm 524 Nguyễn Đình Chiểu (phường 4, quận 3), shipper lập tức được yêu cầu tấp xe vào lề đường.

Người trực chốt thông báo: “Anh vui lòng đậu xe phía trên lề, gọi khách ra nhận hàng. Anh đặt hàng hóa lên chiếc ghế này, sau đó giữ khoảng cách an toàn”.

Lát sau, một người phụ nữ từ trong hẻm đi ra, bà đưa tiền cho người trực chốt rồi nhận món hàng đã được phun khử khuẩn. Công đoạn giao và nhận dù tốn thời gian, tuy nhiên ai nấy đều thấy an tâm.

Hẻm không Covid-19

“Người lạ vui lòng không vào hẻm. Shipper gọi khách ra nhận hàng. Xin cảm ơn”. Kể từ khi dịch bùng phát, một số con hẻm ở TP.HCM đã được người dân rào chắn, đồng thời treo biển báo viết tay, nhằm hạn chế người lạ ra vào khu vực.

Việc làm này được chính quyền địa phương ủng hộ, với mong muốn duy trì các khu dân cư không ca nhiễm nCoV - vùng xanh.

Mất một thời gian để mọi người chấp nhận và hiểu tầm quan trọng của việc kiểm soát dịch lúc này.

Ông Ngô Xuân Đức

Trung tuần tháng 7, nhiều chốt bảo vệ vùng xanh được thiết lập trên các tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Hiền, Cao Thắng (phường 4, quận 3, TP.HCM), phường 5 (quận Phú Nhuận)...

Tham gia trực chốt từ những ngày đầu, ông Ngô Xuân Đức, tổ phó tổ dân phố, chia sẻ: “Chốt bảo vệ được địa phương hỗ trợ dựng lên để kiểm soát người lạ ra vào khu phố, đồng thời hỗ trợ người dân trong việc nhận hàng từ shipper, hạn chế nguy cơ lây nhiễm vào khu dân cư”.

Theo đó, shipper hoặc người cư trú ngoài khu phố không được phép vào bên trong. Mọi hoạt động giao nhận hàng hóa thực hiện phía ngoài chốt bảo vệ và được khử khuẩn trước khi đem vào bên trong.

Người dân trong vùng xanh được phép ra ngoài để mua sắm các nhu yếu phẩm trước 18h mỗi ngày. Tuy nhiên, việc này được hạn chế và người dân phải khử khuẩn trước khi trở vào.

Dịch bệnh lây nhiễm phức tạp, ai cũng có thể là F0.

Chị Thu Thủy

Ông Đức cho biết đa phần hộ dân đều ủng hộ chốt trực. Tuy nhiên, không phải ai cũng muốn bị gò bó. “Đang tự do, bây giờ họ ra vào phải khai báo đương nhiên sẽ có người không thích. Mất một thời gian để mọi người chấp nhận và hiểu tầm quan trọng của việc kiểm soát dịch bệnh thời điểm này”, ông Đức nói.

Trở về từ công ty, chị Thu Thủy phải xuất trình giấy tờ để được vào nhà. Mặc dù khá bất tiện, chị cho biết bản thân ủng hộ việc làm này, vì tính thiết thực.

“Dịch bệnh lây nhiễm phức tạp, ai cũng có thể là F0. Vì vậy, kiểm soát người lạ ra vào khu dân cư giúp người dân an tâm hơn”, chị Thủy nói nếu cứ nghĩ cho bản thân thì biết bao giờ thành phố mới trở lại bình thường.

Vùng đỏ chuyển xanh

Không chỉ các khu vực dân cư chưa từng ghi nhận ca nhiễm nCov mới có các chốt bảo vệ vùng xanh. Những ngày gần đây, một số con hẻm vừa được gỡ bỏ cách ly y tế cũng thiết lập các chốt bảo vệ vùng xanh.

Người dân sống trong hẻm 199 Cách Mạng Tháng 8 (phường 4, quận 3) nhanh chóng dựng các rào chắn ngay sau khi hẻm kết thúc 17 ngày phong tỏa.

Ông Nguyễn Ngọc Minh, tổ trưởng tổ dân phố, cho biết: “17 ngày trôi qua, ai nấy cũng lo sợ. Sau khi kết thúc phong tỏa, mọi người đều có kết quả âm tính, khu phố thống nhất lập chốt để giảm thiểu sự lây lan từ bên ngoài”.

Người trong hẻm chia nhau trực chốt. Hai ca trực mỗi ngày, ca 1 từ 7h đến 12h, ca 2 từ 12h đến 18h. Sau 18h hẻm sẽ được rào lại, tất cả hộ dân hạn chế ra khỏi nhà, theo Chỉ thị 12 của thành phố.

vung xanh anh 4

Hẻm 199 Cách Mạng Tháng 8 thiết lập chốt bảo vệ ngay sau khi được gỡ bỏ phong tỏa. Ảnh: Nguyễn Toàn.

Tương tự các chốt bảo vệ vùng xanh khác, tại đây hàng hóa đều được khử khuẩn trước khi đem vào bên trong, shipper và khách hàng được nhắc nhở giữ khoảng cách an toàn, tránh tụ tập đông người.

Khu vực có nhiều hẻm thông với nhau, thực tế sẽ khó kiểm soát hoàn toàn người ra vào nếu các hẻm khác không có chốt trực.

Ông Nguyễn Ngọc Minh

Ngoài ra, người dân trong hẻm cũng được phát phiếu đi chợ (siêu thị) theo ngày chẵn - lẻ, nhằm kiểm soát người ra vào hẻm trong tình hình dịch bệnh leo thang.

Nhằm ủng hộ đội ngũ túc trực tại chốt bảo vệ, một số gia đình thường xuyên nấu các suất ăn, nước uống gửi đến chốt, đồng thời cung cấp các thiết bị cần thiết trong công tác khử khuẩn.

“Khu vực này nhiều hẻm thông với nhau, thực tế sẽ khó kiểm soát hoàn toàn người ra vào, nếu các hẻm khác không có chốt trực như ở đây”, ông Minh trăn trở và mong muốn mô hình này sẽ được lan rộng để chung tay cùng thành phố chống dịch.

Chiều 21/7, tại buổi họp báo về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TPHCM, Phó bí thư Thường trực Thành uỷ Phan Văn Mãi cho biết song song với các biện pháp giãn cách xã hội triệt để, phân tầng theo dõi điều trị bệnh, thành phố sẽ bảo vệ và mở rộng vùng xanh trên bản đồ Covid-19.

Trước đây, thành phố tập trung nhiều cho khu vực nguy cơ cao, nhưng sắp tới sẽ mở ra các hoạt động để bảo vệ vùng xanh, vùng an toàn, dần củng cố mở rộng thêm.

Tâm thế chủ động của người TP.HCM trước lần giãn cách thứ 5

Bước vào đợt giãn cách thứ 5 liên tiếp, người dân TP.HCM đón nhận với tâm thế chủ động hơn. Mọi người xác định đây sẽ là cuộc chiến dài hơi.

Chuyến tàu 0 đồng đưa người Hà Tĩnh rời tâm dịch

Không quà cáp, không bánh mứt, hơn 700 người lao động Hà Tĩnh hồi hương với bao lo toan, bộn bề. Họ phải rời TP.HCM để giảm bớt gánh nặng cho bản thân và thành phố.

Đi xe ba gác săn Covid-19 ở TP.HCM

Bất kể ngày nắng hay mưa, các thành viên trong đội lấy mẫu lưu động chăm chỉ gõ cửa từng nhà để truy vết F0. Chiếc xe ba gác trở thành phương tiện lấy mẫu chuyên dụng của đội.

Phận người lênh đênh trong căn nhà vé số ở TP.HCM

Từ ngày thực hiện giãn cách xã hội, những người bán vé số ở TP.HCM mất đi nguồn thu nhập. Trong căn nhà trọ chật hẹp, chục con người nhìn nhau, trăn trở về chuỗi ngày sắp tới.

Biệt đội bà bầu nấu cơm tặng shipper giữa dịch Covid-19 ở TP.HCM

"Bầu bì và rất ngại dịch bệnh, nhưng chúng tôi vẫn muốn làm gì đó giúp những người khó khăn hơn, đặc biệt là các anh, chị shipper vì hàng quán đã đóng cửa", chị Minh Lệ nói.

Khach san '0 dong' o TP.HCM hinh anh

Khách sạn '0 đồng' ở TP.HCM

0

Với mong muốn hỗ trợ nơi ăn, chốn ở tiện nghi cho lực lượng tuyến đầu chống dịch, một khách sạn 12 tầng ở TP.HCM đã trở thành ngôi nhà cộng đồng giữa mùa dịch.

Toàn Nguyễn

Bạn có thể quan tâm