Trong lúc cơ quan cứu hộ chưa tới hiện trường, thấy nạn nhân úp người xuống nước và trôi theo dòng, anh Phạm Nguyễn Minh Chung (32 tuổi, xã Nhơn Hội, TP. Quy Nhơn) nhanh trí chạy xuống dưới chân cầu Thị Nại lấy một chiếc xuồng đang neo đậu tại bờ, để chèo ra cứu người.
Anh Chung ra hiệu đã cứu được nạn nhân và gọi hỗ trợ. Ảnh: Trương Định. |
Khoảng 10 phút sau, anh Chung chèo xuồng tới vị trí, kéo được nạn nhân lên. Thời điểm này, người dân đứng trên cầu Thị Nại ai nấy thở phào, dành cho anh Chung những tràng vỗ tay cho sự dũng cảm, nhanh trí cứu người của anh.
Cùng thời điểm này, một chiếc ghe cũng vừa kịp chạy tới để kéo chiếc xuồng của anh Chung vào bờ, nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu. Trên bờ, lực lượng cứu hộ cũng đã có mặt để tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân.
Chiếc ghe kéo xuồng của anh Chung đưa nạn nhân vào bờ. Ảnh: Trương Định. |
Lực lượng chức năng hỗ trợ đưa nạn nhân đi cấp cứu. Ảnh: Trương Định. |
Chia sẻ với Tiền Phong, anh Chung ngại ngùng khi nói về hành động cứu người của mình. Anh khiêm tốn cười và nói “thấy người gặp nạn thì cứu giúp thôi”.
Anh Chung cho biết, đang làm nhân viên phục vụ cho một nhà hàng ở Quy Nhơn. Khi đang trên đường đi làm, ngang cầu Thị Nại, anh phát hiện sự việc.
“Tôi kêu người tới cứu nhưng thấy không có chiếc ghe, thuyền nào ở gần đó. Thấy vậy, tôi mới chạy xe máy xuống dưới chân cầu Thị Nại, chèo một chiếc xuồng đang neo tại bờ để ra cứu”, anh Chung nói đồng thời cho biết khoảng cách từ bờ chèo ra tới vị trí cứu người cũng gần 1 km.
Anh Phạm Nguyễn Minh Chung kể lại sự việc. Ảnh: Trương Định. |
“Nói thật lúc đó cũng không biết chạy ra có cứu được không nhưng ý nghĩ cứu người là trên hết, thôi thúc mình phải chèo xuồng để cứu.
Chèo ra được nửa đường thì mới sợ, bởi mặt nước rộng khó xác định được vị trí của nạn nhân. Với lại chèo tới nơi không biết kéo lên được không vì xuồng nhỏ, sợ bị lật rồi mình cũng bị nguy hiểm vì quá mệt không còn bơi nổi nữa”, anh Chung kể.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.