Đại tướng Sergei Karakayev, người chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, thông báo các kỹ sư đã chế tạo động cơ mẫu cho PAK-DA, tên của phi cơ ném bom siêu thanh thế hệ tiếp theo, và thử nghiệm thành công. Tướng Sergei Karakaev, Hiệu trưởng Viện Lực lượng Tên lửa Chiến lược, xác nhận thông tin tương tự.
"Phiên bản mẫu của động cơ đã chứng minh khả năng hoạt động của nó", Karakaev nói với The Observer.
Động cơ của PAK-DA sẽ xuất hiện trong Diễn đàn Công nghệ Quân sự Quốc tế 2016 do quân đội Nga tổ chức từ ngày 6 tới 11/9 ở Vùng Moscow.
Hình minh họa thế hệ máy bay ném bom siêu thanh mới của Nga. Ảnh: militaryrussia.ru |
Ông Karakave nói thêm rằng phi cơ ném bom siêu thanh tàng hình thế hệ mới có thể cất cánh từ một máy bay thông thường để tuần tra bầu trời Nga. Nếu quân đội ra lệnh, chúng có thể bay lên vũ trụ, ném đầu đạn hạt nhân vào một mục tiêu rồi trở về căn cứ.
"Chúng tôi đang phối hợp với Viện Khí động học Hàng không Trung ương để thiết kế khung và các đặc điểm của phi cơ. Tôi nghĩ trọng lượng cất cánh của nó phải đạt 20-25 tấn để có thể ném bom. Phi cơ có thể tăng tốc tới vận tốc siêu thanh ở chế độ phi thuyền", đại tá Alexei Solodovniko, người chỉ đạo dự án chế tạo phi cơ ném bom siêu thanh tàng hình thế hệ mới nói với RIA Novosti. Ông cũng là giáo sư của Viện Lực lượng Tên lửa Chiến lược.
Ông Solodovniko mô tả rằng hai động cơ - một động cơ dành cho chế độ máy bay và một động cơ dành cho chế độ phi thuyền - sẽ cùng nằm trong một buồng.
Viện Lực lượng Tên lửa Chiến lược cho biết, ở chế độ phi cơ, động cơ sẽ đốt dầu kerosene. Ở chế độ phi thuyền, động cơ sẽ đốt khí metan và oxy. Theo kế hoạch, PAK-DA sẽ cất cánh vào năm 2020.
Nga không phải là nước duy nhất phát triển phi cơ siêu thanh thế hệ mới. Hãng Reaction Engines tại Anh tuyên bố phi cơ siêu thanh của họ cũng xuất hiện trên bầu trời vào năm 2020. Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã đầu tư 11 triệu USD vào dự án chế tạo loại động cơ cho phép phi cơ bay tới mọi nơi trên thế giới trong vòng 4 giờ.