Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cỗ máy áp chế điện tử lừng danh của Không quân Mỹ

EF-111 Raven mang theo thiết bị gây nhiễu tiên tiến có khả năng vô hiệu hóa tín hiệu radar đối phương trên một khu vực rộng lớn.

Máy bay F-111 'khạc lửa' chào tạm biệt bầu trời Máy bay chiến đấu F-111 của Không quân Hoàng gia Australia thực hiện màn bay trình diễn với luồng lửa phía sau đuôi trước khi ngưng sử dụng vào năm 2009.

Theo Military Today, những năm 1970, Không quân Mỹ cần một loại máy bay áp chế điện tử mới nhằm thay thế EB-66 và EB-57 từng phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam. Tập đoàn Grumman (nay là Northrop Gumman) phối hợp với tập đoàn General Dynamics giới thiệu máy bay tác chiến điện tử chuyên dùng EF-111 Raven.

Về cơ bản, Raven là phiên bản sửa đổi từ máy bay ném bom chiến thuật F-111 Aardvark do General Dynamics chế tạo. Việc sử dụng bộ khung F-111 cho nhiệm vụ mới đem lại nhiều lợi thế chiến thuật. Aardvark vốn là một máy bay ném bom chiến thuật có tốc độ cao. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa 2.350 km/h.

Bên cạnh đó, thiết kế khí động học với “cánh cụp – cánh xòe” cho phép máy bay hoạt động hiệu quả ở độ cao thấp. Nhiệm vụ chính của EF-111 là gây nhiễu hệ thống radar trinh sát và điều khiển hỏa lực của đối phương. Raven sẽ hộ tống nhóm chiến đấu của Không quân Mỹ trong các chiến dịch. Khoảng 42 chiếc F-111 được chuyển đổi thành EF-111.

Sát thủ của radar đối phương

Việc chuyển đổi F-111 từ vai trò ném bom chiến thuật sang áp chế điện tử khá tốn kém, khoảng 25 triệu USD (trong đó khoảng 15 triệu USD để sản xuất máy bay). Raven có chi phí chuyển đổi khá cao, nhưng máy bay thể hiện tốt vai trò áp chế điện tử.

Điểm khác biệt giữa EF-111 và F-111 nằm ở cánh đuôi đứng. Phần mút cánh đuôi đứng của Raven có hình bầu dục bên trong chứa thiết bị điện tử cho nhiệm vụ gây nhiễu, tương tự thiết bị lắp trên máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler của Hải quân Mỹ.

May bay tac chien dien tu Raven anh 1
EF-111 có chiều dài 23,17 m, sải cánh 19,2 m, cao 6,1 m, trọng lượng cất cánh tối đa 40 tấn. Ảnh: Military Today

Raven sử dụng hệ thống gây nhiễu điện tử AN/ALQ-99E với khả năng tự động hóa cao. Hệ thống sẽ phát hiện tín hiệu từ radar đối phương, sau đó so sánh với tín hiệu được lập trình sẵn để xác định mối đe dọa. Khi mối đe dọa được xác định, hệ thống sẽ chặn tín hiệu radar, hoặc phát tín hiệu ngược trở lại gây nhầm lẫn cho đối phương trong nhận dạng mục tiêu (còn gọi là nhiễu trả lời).

Ngoài ra, Raven mang theo một loạt thiết bị gây nhiễu khác. EF-111 có khả năng phủ sóng gây nhiễu trên một khu vực rộng lớn, tạo nên lớp “áo giáp điện tử” che chắn cho các máy bay chiến thuật của Không quân Mỹ.

Hệ thống tác chiến điện tử trên Raven tương đương khoảng 70% hệ thống sử dụng trên máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler của Hải quân Mỹ. Hệ thống điện tử gây nhiễu tiên tiến kết hợp với tốc độ nhanh biến Raven thành “cỗ máy tác chiến điện tử” cực mạnh.

EF-111 Raven được đưa vào hoạt động trong Không quân Mỹ từ năm 1983. Raven xung trận lần đầu trong chiến dịch ném bom Libya năm 1986,  cuộc xâm lược Panama năm 1989. Trong chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, Raven đóng vai trò quan trọng trong việc áp chế hệ thống radar của quân đội Iraq, dọn đường cho máy bay chiến đấu tiêu diệt các cứ điểm phòng không Iraq.

Thậm chí EF-111 còn khiến một tiêm kích Mirage F1 của Không quân Iraq đâm xuống đất khi cố gắng bám theo chiếc Raven vào ngày 17/1/1991. Đây là chiến thắng trong thực chiến duy nhất của EF-111 cũng như F-111.

Hạn chế

EF-111 chỉ được trang bị 2 tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 Sidewinder. Raven chủ yếu dựa vào tốc độ cao để trốn tránh sự truy đuổi của máy bay và tên lửa đối phương. Máy bay chỉ có thể gây nhiễu mà không thể tiêu diệt radar đối phương bằng tên lửa chống bức xạ.

May bay tac chien dien tu Raven anh 2
Raven thiếu vũ khí cho nhiệm vụ SEAD. Ảnh: Military Today

Raven không có khả năng thực hiện nhiệm vụ áp chế phòng không đối phương (SEAD). Đây là một hạn chế lớn trong tác chiến, vì khi radar đối phương vẫn hoạt động, máy bay có thể gặp nguy hiểm. Vì áp chế điện tử chỉ làm gián đoạn, hoặc gây khó khăn cho quá trình nhận dạng mục tiêu.

Trong khi đó, máy bay EA-6B của hải quân ngoài tính năng tác chiến điện tử tương đương với Raven còn có thể tiêu diệt radar đối phương bằng tên lửa chống bức xạ AGM-78, hoặc AGM-88. EA-6B của hải quân cho thấy nó là một máy bay vừa áp chế điện tử, vừa tiêu diệt radar rất hiệu quả.

Mặt khác, sự sụp đổ của Liên Xô khiến nhu cầu về máy bay tác chiến điện tử giảm sút. Không quân Mỹ ngưng sử dụng Raven vào năm 1998, nhiệm vụ áp chế điện tử được giao cho máy bay EA-6B Prowler và gần đây là EA-18G Growler của Hải quân Mỹ.

Áo giáp của Không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Mỗi lần xuất kích, máy bay Mỹ được trang bị áo giáp điện tử nhiều lớp nhưng điều đó không giúp Mỹ chiến thắng trong cuộc chiến với phòng không Việt Nam.

Sự hình thành tác chiến điện tử trong Chiến tranh Việt Nam

Các cuộc đối đầu ác liệt giữa lực lượng Phòng không Việt Nam và Không quân Mỹ đã hình thành một chiến trường tác chiến điện tử.



Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm