Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khối ngoại chi hơn 1.100 tỷ đồng 'bắt đáy' cổ phiếu

Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp với giá trị trên 1.100 tỷ đồng. Diễn biến xuất hiện trong bối cảnh VN-Index rung lắc mạnh trong tuần nay.

VN-Index đảo chiều vào cuối phiên. Ảnh: Việt Linh.

Tâm lý thận trọng bao phủ thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngày 18/7 sau phiên điều chỉnh hơn 12 điểm hôm qua. Không khí ảm đạm thể hiện rõ khi thanh khoản toàn thị trường giảm 35% xuống gần 21.700 tỷ đồng.

Bước sang phiên chiều, áp lực bán tháo một lần nữa dâng lên trong bối cảnh thiếu vắng dòng tiền và nhóm ngành hỗ trợ. VN-Index vì thế có thời điểm giảm gần 12 điểm và rơi xuống mốc 1.256 điểm.

Bước ngoặt xuất hiện vào cuối giờ giao dịch. Việc dòng tiền bắt đáy chảy vào thị trường, đặc biệt tập trung vào các nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn như tài chính, bất động sản và bán lẻ giúp chỉ số chính phục hồi cũng như hướng lên trên tham chiếu.

Kết phiên, VN-Index tăng 5,78 điểm lên mốc 1.274,4 điểm (+0,46%); HNX-Index tăng 1,59 điểm (+0,66%) lên 242,49 điểm; UPCoM-Index tăng 0,34 điểm (+0,35%) lên 97,61 điểm.

Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 chứng kiến 22 mã tăng, áp đảo hoàn toàn so với 2 mã giữ tham chiếu và 6 mã giảm. Tuy nhiên, chỉ số đại diện rổ này chỉ tăng 0,08%, phục hồi nhẹ lên mốc 1.306 điểm.

Top cổ phiếu ảnh hưởng tích cực đến VN-Index hôm nay gọi tên PLX (+5,6%), BID (+1%), CTG (+1,4%), MWG (+2,4%), MBB (+1,6%), GVR (+1,4%), ACB (+1,2%), HPG (+0,7%), VRE (+2%) và POW (+2,2%).

Trong khi đó, cổ phiếu FPT (-3%) dẫn đầu biên độ điều chỉnh trong VN30, đồng thời đứng đầu nhóm cản trở đà tăng của chỉ số cùng với HVN (-3,4%), MSN (-0,8%), CTR (-2,9%), DHG (-2,4%), GMD (-1,4%), TMP (-6,7%), DGC (-0,7%), HDB (-0,4%) và PDN (-6,7%).

chung khoan hom nay anh 1

VN-Index trở lại mốc 1.274 điểm. Ảnh: TradingView.

Hai cổ phiếu liên tục được các nhà đầu tư săn đón thời gian qua là FPT và HVN liên tục bị chốt lời mạnh mẽ với điều chỉnh với biên độ lớn. Trong khi cổ phiếu FPT đã điều chỉnh 9% từ đỉnh, cổ phiếu HVN cũng giảm 24%.

Diễn biến này tạo sức ép tới các cổ phiếu cùng ngành, điển hình như nhóm công nghệ thông tin có GLT (-6,5%), CTR (-2,8%).

Ở nhóm vận tải - kho bãi, dòng tiền rút mạnh khỏi các mã doanh nghiệp cảng biển, ngoài 2 mã GMD và PDN nêu trên còn có CCR (-4,4%), CDN (-2,7%), CLL (-1,3%).

Với sự dẫn dắt của nhóm ngân hàng, cổ phiếu chứng khoán và bảo hiểm đều phục hồi trở lại với biên độ lớn, đơn cử như VCI (+1,6%), MBS (+2%), VIX (+2,1%), BSI (+2,5%), BVH (+1,2%), BIC (+3,8%), MIG (+2,6%).

Cổ phiếu nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản cũng diễn biến đồng pha với chỉ số chính. Trong đó, nhóm nông nghiệp, chăn nuôi ghi nhận HAG (+4,2%), HNG (+2,4%) còn nhóm thủy sản có ANV (+2,7%), ASM (+1,8%), IDI (+1,3%).

Khối ngoại là tâm điểm chính của phiên khi mua ròng hơn 1.100 tỷ đồng, chủ yếu thực hiện giao dịch thỏa thuận STB, HDB với giá trị hàng trăm tỷ đồng. Ngoài ra, các mã được gom trên 100 tỷ đồng còn có ACV (+185 tỷ đồng), SAB (+168 tỷ đồng), MWG (+130 tỷ đồng), SCS (+112 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, cổ phiếu FPT bị chốt lời 334 tỷ đồng, MSN (-122 tỷ đồng), PVI (-79 tỷ đồng).

Khối ngoại tranh thủ bắt đáy trong phiên chứng khoán giảm mạnh

Trái ngược với sự bùng nổ của chứng khoán Mỹ, thị trường Việt Nam lại diễn biến tiêu cực khi áp lực bán tháo kéo VN-Index rơi thủng mốc 1.270 điểm.

Tiền vào chứng khoán lại 'mất hút'

Thanh khoản tiếp tục rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7 trong bối cảnh VN-Index giằng co trong biên độ hẹp. Giá trị giao dịch trên toàn thị trường chỉ đạt 16.600 tỷ đồng.

Điều gì đang xảy ra với cổ phiếu FPT?

Các nhà đầu tư nước ngoài đua nhau chốt lời cổ phiếu FPT trong bối cảnh thị giá liên tiếp tìm đỉnh. Kể từ đầu năm, dòng tiền ngoại đã rút hơn 7.500 tỷ đồng khỏi mã chứng khoán này.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm