Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hy vọng mới cho những người mòn mỏi chờ ghép tạng

Nhằm hạn chế tình trạng thiếu nội tạng để cấy ghép, các nhà khoa học Mỹ đang tìm cách phát triển những phương pháp mới, bao gồm tạo gan lợn giống gan người.

Một kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm Micromatrix cầm lá gan lợn đã được "khử lọc". Ảnh: AP.

Chỉ vài giờ trước, vật thể trôi nổi trong chiếc lọ lớn từng là một cơ quan nội tạng khỏe mạnh có màu nâu đỏ. Nhưng bây giờ, nó ở dạng bán trong suốt, với các ống màu trắng giống như nhánh cây thò ra ngoài.

Vật thể này là gan lợn đang dần được biến đổi để có hình dáng và khả năng hoạt động giống gan người.

Đây là hoạt động nằm trong sứ mệnh lâu dài của các nhà khoa học nhằm giảm bớt tình trạng thiếu nội tạng cấy ghép bằng nội tạng công nghệ sinh học, theo AP.

Nguồn nội tạng thay thế

Bước đầu tiên, các nhân viên trong phòng thí nghiệm ở ngoại ô thành phố Minneapolis, Mỹ sẽ loại bỏ sạch các tế bào lợn của cơ quan này. Màu sắc của nó dần dần nhạt đi khi các tế bào phân hủy và đào thải ra ngoài. Những gì còn lại là chất nền ngoại bào với các mạch máu giờ đã trống rỗng.

Tiếp theo, các tế bào gan của con người, được lấy từ nội tạng hiến tặng không thể cấy ghép, sẽ được bơm chậm vào bên trong tạng lợn. Những tế bào sống đó di chuyển vào các ngóc ngách của chất nền ngoại bào để khởi động lại chức năng của cơ quan.

“Về cơ bản, chúng tôi tái tạo nội tạng”, Jeff Ross, Giám đốc điều hành của Miromatrix cho biết. “Cơ thể chúng ta sẽ không coi nó là nội tạng lợn nữa”.

cay gan lon anh 1

Một kỹ thuật viên làm việc trong phòng thí nghiệm Micromatrix ở Eden Prairie, Minn. Ảnh: AP.

Đó là một tuyên bố táo bạo. Miromatrix đã lên kế hoạch thử nghiệm trong năm 2023 để cố gắng chứng minh điều đó.

Nếu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đồng ý, thí nghiệm ban đầu sẽ được tiến hành ở bên ngoài cơ thể bệnh nhân.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu sẽ đặt gan lợn giống người bên cạnh giường bệnh để tạm thời lọc máu của bệnh nhân có gan đột ngột bị hỏng. Nếu phương pháp “hỗ trợ gan” mới lạ này có hiệu quả, đây sẽ là bước quan trọng tiến tới cấy ghép nội tạng công nghệ sinh học.

“Số lượng nội tạng mà chúng ta có sẵn sẽ không bao giờ đáp ứng được nhu cầu”, Amit Tevar, bác sĩ phẫu thuật cấy ghép tại Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh cho biết.

Năm 2021, 41.354 ca ghép tạng từ người sang người đã được thực hiện, nhưng vẫn có hơn 100.000 người Mỹ chờ tạng để ghép, theo Washington Post. Mỗi ngày có 17 người tử vong vì họ không thể chờ được nữa.

Đó là lý do tại sao các nhà khoa học đang tìm đến động vật như một nguồn nội tạng khác.

Giải quyết vấn đề thiếu nội tạng

Xenotransplantation (Cấy ghép dị chủng, hay còn gọi là cấy ghép tế bào, mô và nội tạng từ loài này sang loài khác) hứa hẹn sẽ giải quyết sự thiếu hụt trầm trọng này và định hình lại quan niệm về tuổi thọ con người.

Đầu năm nay, một người đàn ông ở Maryland đã sống được 2 tháng sau khi trở thành người đầu tiên trên thế giới được phẫu thuật cấy ghép tim lợn, theo USNews. Con vật được biến đổi gene nhằm khiến cơ quan của nó tương thích hơn với cơ thể con người.

cay gan lon anh 2

Các kỹ thuật viên làm việc với gan lợn đang biến đổi ở phòng thí nghiệm Micromatrix. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, phương pháp nội tạng công nghệ sinh học khác biệt rõ rệt. Nó không yêu cầu phải có những con lợn đặc biệt như trên mà chỉ cần nội tạng còn sót lại từ các lò mổ.

“Đó là thứ mà về lâu dài rất có thể sẽ góp phần vào sự phát triển của các cơ quan nội tạng mà chúng ta sử dụng ở người”, Tevar nói.

Ông Ross cho biết thêm việc loại bỏ các tế bào lợn sẽ loại bỏ một số rủi ro của quá trình cấy ghép dị chủng, như virus động vật ẩn nấp trong đó hoặc vấn đề siêu đào thải.

“Chúng tôi không thể lấy hàng tỷ tế bào và đẩy chúng vào cơ quan nội tạng cùng một lúc”, ông mô tả quá trình. Theo đó, nó được truyền từ từ, “các tế bào bò xung quanh và khi chúng nhìn thấy môi trường thích hợp, chúng sẽ dính vào nhau”.

Nguồn gốc của những tế bào người được truyền vào có thể đến từ gan hoặc thận người hiến tặng nhưng không được cấy ghép. Gần 1/4 số quả thận được hiến tặng ở Mỹ vào năm 2021 đã bị bỏ vì bệnh viện thường từ chối sử dụng nội tạng khiếm khuyết hoặc vì mất quá nhiều thời gian để tìm được người nhận phù hợp.

Học kỹ năng sống từ những cuốn cẩm nang sinh tồn

Sách “Cẩm nang sinh tồn”, “100 kỹ năng sinh tồn”, “Sống sót” là câu chuyện của những phượt thủ, nhà thám hiểm về cách thoát hiểm và sinh tồn.

Dấu hỏi đạo đức khi thử ghép tạng lợn cho người chết não

Các nghiên cứu cấy ghép nội tạng lợn trong thời gian dài trên người chết não có thể mở ra nhiều giải pháp mới cho tương lai, nhưng lại dấy lên lo ngại về vấn đề đạo đức.

Bước đi mới trong nghiên cứu cấy nội tạng lợn cho người

Nhằm giải quyết tình trạng thiếu nội tạng cứu người, các nhà khoa học dự định kéo dài thời gian nghiên cứu việc cấy ghép nội tạng lợn biến đổi gen cho những người chết não.

Minh An

Bạn có thể quan tâm