Kể từ lần đầu xuất hiện vào năm 1991, cuốn tiểu thuyết American Psycho của Bret Easton Ellis đã gây tranh cãi vì mức độ bạo lực của tác phẩm. Bộ phim chuyển thể năm 2000 của đạo diễn Mary Harron một lần nữa khiến người ta bàn tán về nhân vật chính Patrick Bateman. Cho đến giờ, Bateman đã trở thành một phần của văn hóa đại chúng nước Mỹ.
Những ẩn dụ trong tiểu thuyết
Bateman, ngoài việc là một kẻ sát nhân hàng loạt, còn là một trọc phú, một kẻ cơ hội, coi thường phụ nữ và đặt nặng chủ nghĩa tiêu dùng, một kẻ nghiện ma túy. Gã dường như tập hợp mọi điều sai trái trong xã hội Mỹ hiện đại. Có lẽ, Bateman không chỉ là một nhân vật, Bateman là một hình tượng phản ánh chủ nghĩa tư bản cực đoan.
Patrick Bateman đầy những định kiến, thù hận và ám ảnh hình tượng. Đầu anh ta lúc nào cũng nghĩ đến việc có chỗ ngồi hạng nhất, đến bộ vest Armani, cocaine, giày Brooks Brothers, danh thiếp sang trọng, nhà hàng thời thượng, thói quen làm đỏm hàng ngày và ban nhạc Huey Lewis.
Tội ác kinh khiếp của gã đối với những đàn ông và phụ nữ được mô tả không sót một chi tiết nào. Đây có thể là lý do khiến cuốn tiểu thuyết trở nên khét tiếng đến vậy.
Nhưng đến khi gã thú nhận tội ác của mình, mọi người xung quanh chỉ cười nhạo hay thậm chí tỏ ra đồng lõa với gã. Điều này, theo các nhà phê bình, khiến American Psycho trở thành một trong những tác phẩm phê phán hay nhất về sự sa đọa của giới doanh nhân.
Tác giả Bret Easton Ellis không hề ngần ngại mô tả kỹ lưỡng sự lố bịch hay sự bạo lực tột độ của nhân vật. Ông biến cuốn sách thành một phép ẩn dụ lớn.
Gần đây, giới trẻ bỗng nảy sinh hứng thú với nhân vật này và thường xuyên đăng tải lên mạng xã hội nội dung liên quan đến nhân vật, cuốn sách và bộ phim chuyển thể. Các cảnh cắt từ phim được lấy ra và chế thành ảnh meme trên mạng.
Nhưng không đơn thuần là một nhân vật làm meme cho cộng đồng mạng, đối với nhiều người, Patrick Bateman đã đại diện cho sự nam tính nào đó, cho chủ nghĩa tư bản hiếu chiến.
Phê phán lỗi sống kệch cỡm, màu mè
Như nhà báo Shaurya Singh đã chỉ ra trong một bài viết trên The Digital Native, những đặc điểm tính cách của Bateman - sự bất an về tình dục, sự vô cảm, nông cạn và nỗi ám ảnh về tiền bạc - gần gũi với một số nỗi ám ảnh của Gen Z (và nhiều thế hệ khác).
Trong thời hiện đại, cả truyền thông và mạng xã hội liên tục bị chi phối bởi nỗi ám ảnh về tình dục, sắc đẹp, tiền bạc và so sánh bản thân với người khác. Đại dịch đã khiến những nỗi ám ảnh này tăng lên gấp bội.
Hơn cả, chính nỗi ám ảnh về vật chất của Bateman là thứ mà giới trẻ ngày nay cảm thấy đồng cảm. Trong thời kỳ đại dịch, nhiều người đã chứng kiến nguồn thu nhập của họ giảm dần hoặc biến mất hoàn toàn. Việc kiếm tiền, dễ và và ngay tại nhà, đã trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều người.
Nhiều thanh niên Mỹ cảm thấy đồng cảm với Bateman, cho rằng nhân vật này có những nỗi ám ảnh rất con người và dường như chỉ luôn cố bắt chước người khác để hòa nhập trong xã hội. Nhiều người thậm chí còn thử học theo thói quen tập luyện và làm đẹp để có được ngoại hình vạm vỡ, chải chuốt như Patrick Bateman do diễn viên Christian Bale thủ vai.
Dù vậy, nhiều bài viết đã chỉ ra rằng Gen Z đang ngó lơ ý nghĩa truyền tải mang tính giễu nhại đằng sau nhân vật Patrick Bateman. Bret Easton Ellis tạo ra nhận vật Patrick Bateman không phải để cảm thông hay chia sẻ những nỗi ám ảnh vật chất và ham muốn hòa nhập xã hội, Ellis tạo ra Bateman để phê phán lối sống kệch cỡm, màu mè nhưng vô hồn của những "kẻ tâm thần nước Mỹ".
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Zing News
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Zing News mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
Giới trẻ bị ám ảnh tâm lý vì các mối quan hệ xã giao
Trong hành trình trưởng thành, việc học cách tạo dựng các mối quan hệ có thể khiến giới trẻ rơi vào cảm giác FOMO - Cảm giác sợ vuột mất cơ hội.
Lý do giới trẻ tìm đến sách chữa lành ngày càng nhiều
Theo một số đơn vị làm sách, tác giả viết sách, giới trẻ là đối tượng độc giả chính của sách chữa lành và ngày càng nhiều người tìm đến dòng sách này.
Cuốn sách lấy cảm hứng từ văn học kinh điển thắng giải Pulitzer 2023
Tác phẩm "Demon Copperhead" là sự mô phỏng và mở rộng hình tượng David Copperfield của nhà văn Charles Dickens trong bối cảnh xã hội nước Mỹ đầy rối ren.