Tuyến đường được khởi công vào tháng 10/2021, chia thành 4 dự án thành phần với tổng mức đầu tư gần 3.800 tỷ đồng. Sau 3 năm thi công, toàn bộ tuyến đường này đã được đưa vào sử dụng từ tháng 9/2024. |
Hướng tuyến đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng. |
Đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng dài 41 km, 6 làn xe, kết nối 3 huyện phía Bắc của tỉnh Bình Dương với huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Tuyến đường này sẽ giao cắt với tuyến cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành trong tương lai. |
Tuyến đường tạo lực này kết nối các tuyến giao thông chính của tỉnh Bình Dương như ĐT746, ĐT741, ĐT750, ĐH502. Dự án góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh theo định hướng quy hoạch của tỉnh và Chính phủ. |
Đoạn đường kết nối huyện Bàu Bàng và huyện Phú Giáo dài hơn 17 km sẽ có 4 cây cầu được thiết kế dự ứng lực với tuổi thọ 100 năm. |
Trong ảnh là cầu bắc qua sông Bé, cầu lớn nhất trên tuyến tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng. |
Một đoạn đường đi qua rừng cao su bạt ngàn, xanh mướt ở huyện Phú Giáo. Ông Đoàn Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo, cho biết công trình đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng đưa vào sử dụng sẽ tạo sự kết nối giao thông liền mạch, thông suốt từ Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và hướng về các tỉnh Tây Nguyên. |
Trong đó, đoạn qua huyện Phú Giáo với lợi thế kết nối các khu, cụm công nghiệp tại xã Tam Lập, đi các địa phương có năng lực phát triển công nghiệp là huyện Bàu Bàng (Bình Dương) và huyện Đồng Phú (Bình Phước). |
Đồng thời, tuyến đường này rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa về các đầu mối giao thông quan trọng ở tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM. |
Với tầm quan trọng của dự án về cả kinh tế lẫn xã hội, trong thời gian thi công tuyến đường, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã nhiều lần tổ chức đi kiểm tra, khảo sát, thị sát việc thi công công trình để nắm bắt, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. |
Hệ thống chiếu sáng trên trên toàn bộ tuyến đường đã cơ bản hoàn thiện. Cây xanh cũng được các đơn vị thi công trồng với khoảng cách 10 m, có hàng rào bảo vệ. |
Nhằm thay kế hoạch xây cầu Mã Đà qua Đồng Nai, Bộ Giao thông Vận tải đã đề xuất kết nối Vành đai 4 đi sân bay Long Thành và cảng Cái Mép Thị Vải, đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng có đoạn rẽ đi lên huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. |
Mục tiêu phát triển đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á; dẫn đầu về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trung tâm công nghiệp dịch vụ hiện đại; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và hệ thống đô thị phát triển đồng bộ, hiện đại, thông minh, bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái được bảo vệ. Bình Dương cũng đặt mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, xây dựng xã hội phồn vinh, văn minh hiện đại; bảo đảm quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.