The Heroes - Thần tượng đối thần tượng bắt đầu phát sóng từ 19/11/2022 và chiếu suốt 4 tháng qua. Chương trình vẫn giữ định dạng tương tự mùa trước đó và đang bước vào chặng cùng. Mỗi tập, chương trình đưa ra chủ đề khác nhau.
Những con số biết nói
Mỗi đội gồm một ca sĩ, một nhà sản xuất thể hiện ca khúc phù hợp với chủ đề chương trình đưa ra. Họ tích lũy điểm qua các tập thi. Số điểm tích lũy tương ứng số tiền sẽ quyết định thứ hạng và đối thủ của họ trong tập tiếp theo. Đội có số tiền tích lũy cao nhất khi kết thúc chương trình giành chiến thắng chung cuộc.
Ở mùa này, ban giám khảo khách mời cố định và khách mời gồm Thanh Hà, Phương Uyên, Châu Đăng Khoa, Đỗ Hiếu, Đoàn Minh Vũ, OnlyC, Erik (quán quân The Heroes mùa trước),…
Sau 4 tháng lên sóng, bên cạnh ca khúc Mong một ngày anh nhớ đến em "viral", The Heroes có một số tiết mục gây sốt trên mạng xã hội nhưng ít hơn mùa trước. Trung bình các tập lên song đạt khoảng 100.000 lượt, một trong những tập cao nhất là tập 12 với 348.000 lượt xem tính tới 20/3.
Mùa trước của The Heroes vốn cũng giảm so với bản gốc là The Remix nhưng hiệu ứng lẫn thành tích của chương trình cũng tốt hơn. Đặc biệt, The Heroes mùa đầu lên sóng đúng thời điểm dịch bệnh. Nhiều tiết mục được ca sĩ ghi hình tại nhà. Do đó, thành tích của chương trình được đánh giá khả quan so với những khó khăn của tình hình thực tế. Tập 2 của chương trình cũng đạt khoảng 900.000 lượt xem sau 2 ngày lên sóng - thành tích hơn hẳn mùa hiện tại.
The Heroes bắt đầu phát sóng từ 19/11/2022 và chiếu suốt 4 tháng qua. Chương trình vẫn giữ định dạng tương tự mùa trước đó. Mỗi tập, chương trình đưa ra chủ đề khác nhau.
Mỗi đội gồm một ca sĩ, một nhà sản xuất thể hiện ca khúc phù hợp với chủ đề chương trình đưa ra. Họ tích lũy điểm qua các tập thi. Số điểm tích lũy tương ứng số tiền sẽ quyết định thứ hạng và đối thủ của họ trong tập tiếp theo. Đội có số tiền tích lũy cao nhất khi kết thúc chương trình giành chiến thắng chung cuộc.
Ở mùa này, ban giám khảo khách mời cố định và khách mời gồm Thanh Hà, Phương Uyên, Châu Đăng Khoa, Đỗ Hiếu, Đoàn Minh Vũ, OnlyC, Erik (quán quân The Heroes mùa trước),…
Suốt 4 tháng lên sóng, ngoài một đoạn trong ca khúc Mong một ngày anh nhớ đến em "viral", The Heroes có rất ít tiết mục gây sốt, bùng nổ trên mạng xã hội so với một chương trình ở khung giờ vàng. Đặc biệt, bản full mỗi tập phát sóng đăng tải trên YouTube có lượt xem rất hạn chế, trong đó tập mới nhất chỉ đạt con số 17.000 sau khoảng một ngày lên sóng, thấp báo động. Trung bình các tập lên sóng trước đó cũng chỉ đạt khoảng 100.000 lượt. Một trong những tập cao nhất là tập 12 với 348.000 lượt xem tính tới 20/3.
Trên mạng xã hội, hiệu ứng chương trình và các tiết mục rất mờ nhạt. Tương tác ở phần lớn các video chỉ dừng ở vài trăm, trong khi số lượng bình luận cũng lác đác. Các tiết mục không được nhiều tài khoản hay fanpage chia sẻ như những chương trình đình đám gần đây hoặc trước đó. Từng nhận được sự quan tâm của truyền thông và khán giả, The Heroes hiện tại giảm mạnh sự quan tâm, gây nhiều tiếc nuối.
Gil Lê là một trong những thí sinh của chương trình. |
Một số tiết mục của Mỹ Anh, VP Bá Vương hay Nam Quốc Sơn Hà do Erik, Phương Mỹ Chi thể hiện viral trên mạng xã hội, thậm chí đạt 12 triệu lượt xem tính tới hiện tại. Chương trình còn là bệ phóng để các ca sĩ mới, đặc biệt VP Bá Vương và Mỹ Anh được biết tới nhiều hơn. Real Love của Mỹ Anh hiện đạt 6,4 triệu lượt xem và cô là một trong những ca sĩ mới gây chú ý nhất Vpop năm 2022.
Nếu so với bản gốc The Remix, The Heroes mùa 2 càng khiêm tốn hơn. Trước khi đổi tên thành The Heroes và thay đổi định dạng, The Remix diễn ra trong khoảng 3 mùa từ năm 2015 tới 2017. Thời điểm đó, format kết hợp giữa ca sĩ với nhà sản xuất, DJ của chương trình được đánh giá là khá mới mẻ so với thị trường. Bởi vậy, The Remix nhanh chóng có được sự chú ý từ công chúng.
Trong những mùa đó, The Remix có nhiều tiết mục được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Loạt tiết mục của Tóc Tiên, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh, Bảo Thy, Soobin Hoàng Sơn hay đặc biệt Sơn Tùng M-TP đều trở thành tiêu điểm gây bàn tán trong thị trường âm nhạc.
Những tiết mục đó dễ dàng đạt hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu lượt xem và trở thành bệ phóng giúp các ca sĩ củng cố chỗ đứng tại thị trường âm nhạc. Ngày mai được Tóc Tiên biểu diễn ở The Remix mùa đầu tiên và do Long Halo, DJ Hoàng Touliver sản xuất đến nay vẫn là bản hit lớn nhất trong sự nghiệp của nữ ca sĩ.
Thị trường âm nhạc bão hòa
Lý do đầu tiên khiến The Heroes giảm sức hút có thể kể tới sự bão hòa của các cuộc thi âm nhạc trong khi các game show hài, vận động đang bùng nổ và thu hút phần lớn sự quan tâm, chú ý của khán giả. Bản thân ca sĩ Thanh Hà khi nhận lời làm giám khảo chương trình cũng nhận được câu hỏi về việc hiện tại các chương trình âm nhạc tại Việt Nam đang “bão hoà”, có phải khán giả đã bội thực khi quá nhiều show âm nhạc mà chất lượng đổi mới dường như chưa đủ sức hút để kéo khán giả.
"Tôi nghĩ không chỉ có âm nhạc, khi bạn ăn món gì nhiều quá thì cũng ngán, lâu lâu đổi món tí nhưng chẳng có gì có thể thay hẳn bữa cơm. Còn chuyện bão hòa, thật ra âm nhạc không bao giờ bão hòa mà thị hiếu của khán giả trong khoảng thời gian nào đó sẽ thay đổi phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và hoạt động của thị trường âm nhạc và thị trường giải trí trong giai đoạn đó", nữ nghệ sĩ nêu quan điểm trong thông cáo gửi báo chí.
Thực tế, định dạng của The Heroes được đánh giá không quá mới mẻ, sáng tạo và hấp dẫn so với thị trường âm nhạc hiện tại. Các tiết mục cũng thường đi theo hướng kết hợp giữa âm nhạc điện tử, hiện đại với yếu tố dân gian, truyền thống. Hướng đi này được nhiều ca sĩ Việt theo đuổi suốt thời gian qua nên không còn sự mới mẻ, hấp dẫn.
Nam Em gây tranh cãi khi hát Dạ cổ hoài lang. |
Một yếu tố khác khiến The Heroes giảm nhiệt là dàn thí sinh ít tên tuổi. Ở những mùa đầu tiên, Bảo Thy, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh… khi tham gia chương trình đã có nhiều năm hoạt động ở thị trường âm nhạc với lượng fan lớn. Thời điểm đó, Sơn Tùng tuy vẫn là tên tuổi mới nhưng đã có hit Cơn mưa ngang qua, Nắng ấm xa dần và anh cũng có lượng người hâm mộ hùng hậu.
Trong khi đó, 12 đội thi của mùa mới nhất gồm Shadow Wolves (Gil Lê và Minh Đinh), Fresh Team (Huỳnh James và Pjnboys), MJ (Vũ Thảo My và J), DeeZaWoo (Hải Đăng Doo và Weeza), Homieboiz (Khoa Nguyễn và Nghị Martin), Hapo Brothers (Hoàng Đức Thịnh và ICD), TIA DE ART (TIA và CM1X), Royal Family (Roy Nguyễn và Joo Castle), The Last (Annie và Micky LR), North Sound (Pháo và Sterry), Zodiac (Chu Thúy Quỳnh và Vương) hay Queen (Nam Em và Đậu Tất Đạt).
The Heroes đang dần về đích nhưng với tình hình hiện tại, những tập cuối cùng có lẽ khó có thể giúp chương trình lật ngược tình thế.
Giá quảng cáo chương trình The Heroes tụt dốc
Theo báo giá từ Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình (TVad), giá quảng cáo trước thời gian phát sóng chương trình The Remix - Hòa âm ánh sáng năm 2017 là 240 triệu đồng cho TVC 30 giây. Trong thời gian phát sóng The Remix là 250 triệu đồng cho TVC 30 giây. Đơn giá quảng cáo cho TVC 10 giây, 15 giây và 20 giây lần lượt là 125 triệu đồng, 150 triệu đồng và 187,5 triệu đồng trong thời gian chương trình phát sóng.
Đến năm 2021, phiên bản mới của The Remix với tên gọi The Heroes lên sóng. Theo báo giá được công bố tháng 4/2021, giá quảng cáo trong thời gian The Heroes lên sóng là 180 triệu đồng (TVC 30 giây). Trong khi đó, TVC 10 giây là 90 triệu đồng, TVC 15 giây là 108 triệu đồng và TVC 20 giây là 135 triệu đồng. Mức giá này giảm mạnh so với phiên bản The Remix trước đó.
Với mùa mới nhất, bắt đầu lên sóng từ tháng 11/2022, giá quảng cáo của chương trình tiếp tục giảm mạnh, xuống tận đáy. Đơn giá quảng cáo chương trình Thần tượng đối thần tượng công bố tháng 10/2022 cho thấy giá TVC 30 giây trong thời gian phát sóng chỉ còn 136,4 triệu đồng.
68,2 triệu đồng, 81,8 triệu đồng và 102,3 triệu đồng là mức giá lần lượt cho TVC 10 giây, 15 giây, 20 giây. Với TVC 30 giây trước khi chương trình Thần tượng đối thần tượng lên sóng, mức giá là 127,3 triệu đồng.
Trao đổi với Zing, chuyên gia truyền thông Phan Vĩnh Phúc cho rằng rating (tỷ suất người xem) là một trong nhiều biến số để thay đổi giá quảng cáo. Tất nhiên, việc giảm giá TVC không phải nhân tố duy nhất phản ánh việc rating giảm.
GRP: Gross Rating Point hay còn được gọi là rating là một trong những đơn vị đo lường cơ bản của việc mua bán chương trình và không gian quảng cáo. Chuyên gia truyền thông nhận định một GRP trên các thị trường khác nhau có giá khác nhau. Dựa vào dữ liệu so sánh giữa các thị trường có đặt thiết bị đo người xem là Cần Thơ, TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội và so với các chương trình khác tại cùng thời điểm phát sóng, nhà đài và nhà sản xuất sẽ quyết định bảng giá. Tương quan của các loại hình quảng cáo online, radio, báo giấy, điện thoại, chu kỳ quảng cáo… cũng là yếu tố được xem xét.
Như vậy, sự tăng giảm rating được xem là một trong những lý do để nhà đài lẫn đơn vị sản xuất xem xét báo giá quảng cáo.
Nhiều chuyên gia truyền thông đồng nhận định giá quảng cáo luôn phản ánh trung thực nhất rating và độ lan tỏa của chương trình truyền hình, truyền hình thực tế. Là lý do những chương trình như World Cup, Táo Quân hay Gương mặt thân quen, Giọng hát Việt nhí ở những năm đỉnh cao cũng từng có giá quảng cáo niêm yết được ghi nhận ở mức rất cao.
Giá quảng cáo cao có nghĩa chương trình có rating cao, được doanh nghiệp, nhãn hàng săn đón. Ngược lại, nếu giá quảng cáo ngày càng giảm và giảm mạnh chứng tỏ chương trình đang kém sức hút, thất bại trong hiệu ứng truyền thông và doanh nghiệp, nhãn hàng cũng không còn săn đón.
Chuyên mục Giải trí giới thiệu Thế giới âm nhạc qua những cuốn sách: Năm 1981, nhóm nhạc ở Anh gồm hai thành viên Andrew Ridgeley và George Michael được thành lập với tên gọi Wham!. Chỉ trong thời gian 1982-1986, Wham! đã vang danh vì bán được hơn 28 triệu bản thu trên toàn thế giới. Ký ức đầy cảm động về ban nhạc huyền thoại ngày ấy được kể lại trong cuốn hồi ký của Andrew Ridgeley. Mới đây, bản tiếng Việt của sách với tiêu đề Wham! - George & tôi: Hồi kí có mặt tại Việt Nam nhân dịp 5 năm ngày mất George Michael và 37 năm ngày phát hành bản nhạc Last Christmas nổi tiếng của ban nhạc này.