Trên sân khấu The Heroes - Thần tượng đối thần tượng, Đội Queen (Nam Em - producer Đậu Tất Đạt) mang đến bản phối mới cho ca khúc Dạ cổ hoài lang (cố soạn giả Cao Văn Lầu).
Nam Em cũng có sự đầu tư trên sân khấu cùng với dàn vũ đạo. Tuy nhiên, phần hát của cô nhận những ý kiến trái chiều từ ban giám khảo.
Ca sĩ Thanh Hà nhận xét: "Tôi rất thích ca khúc này và đã nghe rất nhiều lần. Nhà sản xuất cũng làm âm nhạc cho ca khúc mới trở lại. Tuy nhiên, trong cách hát của Nam Em vẫn thấy hơi hời hợt, chưa lột tả hết vẻ đẹp ca từ của bài hát".
Nam Em bị chê khi thể hiện ca khúc Dạ cổ hoài lang. Ảnh: BTC. |
Đáp lời Thanh Hà, Nam Em cho biết: "Nếu em lấy lý do sức khỏe ra, sẽ có những người bảo có bao nhiêu đó nói hoài. Nếu phải lựa chọn việc người ta mang sức khỏe của em ra để cười đùa so với việc bị nói hời hợt, em sẽ lựa chọn hời hợt với tác phẩm. Không phải một ngày, hai ngày, mình khỏe được. Em cần thời gian, sự hỗ trợ tinh thần từ mọi người và bớt nghe những tiêu cực để quay về bên trong, chữa lành cho mình".
Người đẹp mong ban giám khảo và khán giả thông cảm nếu phần thể hiện của cô không tốt.
Nhạc sĩ Phương Uyên cho rằng sự hời hợt trong giọng hát, phần trình diễn của Nam Em xuất phát từ việc cô thiếu tự tin.
Phần dàn dựng của producer Đậu Tất Đạt với Dạ cổ hoài lang cũng nhận phản hồi thiếu tích cực từ Đỗ Hiếu.
"Hướng đi ma mị pha hip hop là cách làm rất thời trang. Song cách dàn dựng, trình diễn cùng với âm nhạc của Đạt bị nhàm. Nếu tiết mục này thực hiện ở một fashion show thì hợp hơn. Khi lên sân khấu The Heroes, Đạt cần làm cao trào và phải ma mị hơn", anh nói.
Sau chương trình, Đậu Tất Đạt nói việc làm mới một ca khúc lâu đời và có bề dày văn hóa như Dạ cổ hoài lang là bài toán khó. Anh cũng phủ nhận việc Nam Em hát, trình diễn hời hợt trên sân khấu.
"Tôi cảm thấy Nam Em đã làm hết sức. Tôi chỉ cảm giác năng lượng của Nam Em không đủ ở mức tốt nhất để làm hài lòng mọi người", Đậu Tất Đạt chia sẻ.
Dù phần hát của Nam Em bị chê, tiết mục của nhóm Queen vẫn dẫn đầu đêm thi.
Sách tham khảo: Cải lương Sài Gòn 1955-1975, một công trình biên khảo được những người làm sân khấu tâm tư và nỗ lực thực hiện trong suốt 4 năm qua. Nội dung sách biên khảo được tiếp cận từ góc độ khoa học liên ngành lịch sử, nghệ thuật sân khấu, lý luận văn học, văn hóa học… với cách thao tác căn cứ vào tài liệu được người đương thời ghi lại; những bài viết tham luận từ các cuộc tọa đàm, hội thảo; các phát biểu ghi âm từ các tác giả, soạn giả, đạo diễn, nghệ sĩ, nhà báo, nhà lý luận phê bình và các nhà quản lý - có vốn sống, vốn nghề, nhiều kinh nghiệm, trong sáng tác, kể chuyện, trong biểu diễn và ca hát