Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiến binh La Mã ăn chay để khỏe

Thật vậy, các chiến binh La Mã cổ đại ăn chay nên họ rất khỏe mạnh, khi bị thương, khả năng cầm máu rất tốt.

Khi bị giết, con vật không bao giờ tình nguyện, thường sợ hãi, khổ đau rên siết. Nên trong cơ thể của chúng tiết ra rất nhiều hoóc môn độc hại. Những thứ hoóc môn này đi khắp cơ thể của chúng, thấm từ xương tủy đến tận các sợi lông của chúng. Thần thức của chúng vì sân hận khổ đau, nên phát ra từ trường độc hại xa đến hàng trăm mét.

Ăn thịt chúng thì dạ dày của con người chẳng khác nào nghĩa địa của động vật, mà nghĩa địa thì không hề có sinh khí tốt, toàn là âm khí độc hại. Không phải mới đây mà từ xa xưa, một triết gia, ông Seneque, đã nói rằng: "Mỗi bữa ăn, con người ăn thịt là tự đầu độc, thành ra con người đang tự sát âm thầm mà không hay biết, do đó con người bị tổn thọ, chết sớm".

Thịt động vật không phù hợp với hệ tiêu hóa

Thật thế, hiện nay những bác sĩ nổi tiếng như ông Soteyko, Varia Kiplamicó nói: "Trong các thứ thịt, có nhiều chất độc rất nguy hiểm tới sức khỏe con người". Bằng chứng cụ thể là rau, củ, hạt, trái cây để lâu ngày thì héo khô, hoặc ung bấy mà ít hôi, còn thịt động vật thì khi ăn vào, chúng ta thấy trong người rất nặng nề, mệt nhọc, khó tiêu, và để lâu ngày thì sình, ương, hôi tanh không chịu nổi.

Hơn nữa, các loài động vật thường mắc bệnh này hay bệnh khác như: Viêm xương khớp, viêm gan, viêm đường ruột, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh sán v.v, nếu ăn vào sẽ thay đổi cấu trúc tế bào gốc, tức tế bào không bệnh của cơ thể, thành tế bào gây bệnh và tế bào bị chóng lão hóa nên lại bị tổn thọ, sẽ vướng bệnh tật, rất nguy hiểm, còn ăn chay sẽ không thay đổi cấu trúc tế bào gốc của cơ thể thành tế bào bệnh, không bị lão hóa, nên ít bệnh tật, trẻ lâu, sống lâu.

Vào những năm thế kỉ XX, các nhà khoa học và các vị bác sĩ, lương y chân chính đã khám phá nghiên cứu chỉ rõ rằng, có hai sự khác biệt quan trọng trong hệ tiêu hoá giữa động vật ăn thịt, động vật ăn thực vật và con người. Trong dạ dày của loài động vật ăn thịt, dịch tiêu hóa chứa lượng axitclohydric nhiều hơn 10 lần lượng axit clohydric của loài động vật ăn rau, củ, hạt, trái cây và của con người, chưa kể một số men hỗ trợ tiêu hoá khác.

an chay anh 1

Hệ tiêu hóa người không có những đặc điểm phù hợp cho tiêu hóa thịt như động vật ăn thịt. Ảnh minh họa: BVĐKTA.

Đường ruột là nơi thức ăn được tiêu hóa để biến thành dưỡng chất rồi được hấp thu vào máu, đường ruột của động vật ăn thịt chỉ dài gấp ba lần chiều dài của cơ thể và thành ruột trơn láng. Còn đường ruột của con người và loài động vật ăn rau, củ, hạt, trái cây thì dài gấp sáu lần chiều dài của cơ thể và thành ruột keo dính hơn.

Vì thế, chất cặn bã ở trong ruột của loài động vật ăn thịt sẽ được bài tiết ra ngoài nhanh chóng hơn, khỏi bị nhiễm bệnh vì sự thối rữa của thức ăn. Còn chất cặn bã ở trong ruột của con người và loài động vật ăn thực vật, sẽ tích lũy lâu hơn trong cơ thể và sẽ sinh ra nhiều độc tố, nhiễm bệnh từ sự thối rữa của thức ăn. Trong khi đó, thịt động vật nhiều chất độc hơn thực vật rất nhiều, nếu con người và động vật ăn thực vật ăn các loại thịt động vật khác, thì sẽ tồn đọng chất độc khó mà thải ra được.

Nữa là trong dạ dày con người và động vật ăn thực vật không đủ lượng axit clohydric như dạ dày loài động vật ăn thịt để tiêu hóa thức ăn từ thịt động vật, nên khi con người và động vật ăn thực vật ăn thực phẩm từ thịt động vật khác, thì dạ dày phải co bóp nặng nề và tiết dịch tiêu hóa quá tải gấp nhiều lần, khiến cơ thể căng thẳng mệt mỏi ức chế thần kinh.

Đây là còn chưa nói đến ăn thịt động vật làm gan thận phải bài tiết làm việc nặng nề mà mau bị suy yếu, theo Đông Y thận chủ về xương, gan chủ về cơ bắp, gan thận mà suy yếu thì cơ thể hoàn toàn mất sức sống. Vẫn còn rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể con người bị tổn thương, do ăn thịt động vật. Vậy nên, ăn thịt động vật thật sự làm tăng gánh nặng cho cơ thể, đây chính là nguyên nhân mầm mống gây ra bệnh tật.

Y học, khoa học khuyến khích ăn chay, ăn giảm thịt

Hiện nay, các nhà khoa học chân chính và các vị bác sĩ, lương y chân chính, cùng nhiều nghiên cứu cũng như khuyến nghị của các tổ chức y tế hàng đầu thế giới, đều công nhận đồ ăn chay là nhẹ nhàng, thanh khiết, dễ tiêu hóa và có nhiều dưỡng chất rất bổ.

Và khuyên con người nên thay đổi chế độ ăn theo hướng giảm thịt để ngăn ngừa các bệnh mãn tính mà y học chưa có phương thức chữa trị như tim mạch, tiểu đường, viêm nhiễm, xương khớp, ung thư v.v.

[...] Có nhiều người có thành kiến sai lầm rằng ăn thịt động vật mới có đủ sức mạnh. Thật ra, người ăn thịt không có sức mạnh và sức chịu đựng dẻo dai bằng người ăn chay. Chính giáo sư Irwin Fischer ở Ðại học Yale, sau nhiều cuộc thí nghiệm, đã long trọng tuyên bố rằng: "Ăn thịt động vật hay ăn những thức ăn có quá nhiều chất đạm, sẽ làm cho con người không đủ sức chịu đựng, không khác nào như người uống rượu, bia".

an chay anh 2

Chiến binh La Mã cổ đại chủ yếu ăn chay. Ảnh: HistorySkills.

Thật vậy, các chiến binh La Mã cổ đại ăn chay nên họ rất khỏe mạnh, khi bị thương, khả năng cầm máu rất tốt. Thời nay, nhiều vận động viên thể thao đạt thành tích vượt trội đều kêu gọi ăn chay.

Bà White, một nhà khoa học cũng đã tuyên bố rằng: Các thứ rau, củ, hạt, trái cây là những thức ăn mà thiên nhiên đã dành để nuôi con người. Các thức ăn ấy nấu nướng một cách giản dị, thì rất hợp vệ sinh và rất bổ. Thực phẩm chay giúp thân thể tráng kiện, tinh thần sáng suốt và tránh biết bao nhiêu bệnh tật.

Quan he giua tien bac va do thoa man hinh anh

Quan hệ giữa tiền bạc và độ thỏa mãn

0

Trên thực tế, hoàn toàn không có mối liên hệ giữa số tiền kiếm được và mức độ thỏa mãn có được từ số tiền đó. Dần dần, người ta đã tỉnh táo nhận ra rằng tiền bạc không những không mua được hạnh phúc, mà còn có thể hủy diệt cả hạnh phúc. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Cư sĩ Đức Minh/Thái Hà Books/NXB Tôn giáo

Bình luận

SÁCH HAY