Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nên ăn chay những ngày nào trong tháng?

Âm lịch là thời gian tính theo chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất. Chúng ta ăn chay kỳ là tính theo ngày âm lịch.

Ðể ăn cho được lâu dài và không chán, chúng ta nên chọn những món ăn có nhiều chất bổ dưỡng, ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ và thường xuyên thay đổi các món ăn, hiện nay phổ biến có phương pháp thực dưỡng âm dương của ông Ohsawa người Nhật Bản rất hiệu quả.

Dương lịch là thời gian tính theo chu kỳ quay của Trái đất quanh Mặt trời. Âm lịch là thời gian tính theo chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất. Chúng ta ăn chay kỳ là tính theo ngày âm lịch. Số ngày ăn chay là tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người, Đức Phật không bao giờ ép buộc đệ tử ăn chay một cách khắc nghiệt cực đoan.

1. Nhị trai: Là ăn chay 2 ngày trong tháng: 1 và 15.

2. Tứ trai: Là ăn chay 4 ngày trong tháng: 1, 8, 15, 23 hoặc 1, 14, 15, và 1 ngày cuối tháng.

3. Lục trai: Là ăn chay 6 ngày trong tháng: 8, 14, 15, 23, và 2 ngày cuối tháng.

4. Thập trai: Là ăn chay 10 ngày trong tháng: 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 27 hoặc 28, và 2 ngày cuối tháng.

5. Nhất nguyệt trai: Là ăn chay một tháng trong năm: Tháng 1, hoặc tháng 7, hoặc tháng 10.

6. Tam nguyệt trai: Là ăn chay 3 tháng trong năm: Tháng 1, tháng 7 và tháng 10 hoặc ăn liên tiếp trong 3 tháng.

7. Trường trai hay chay trường: Là ăn chay hàngngày, không gián đoạn cho đến hết đời.

8. Ngọ trai: Là không ăn sau 12 giờ trưa hàng ngày.

Nhịn ăn cũng được tính là ăn chay hoặc ăn năm tịnh nhục, tức năm thứ thịt thanh tịnh: 1. Ăn thịt động vật mà không thấy người giết. 2. Ăn thịt động vật mà mình không nghe thấy tiếng của con vật kêu khi bị giết. 3. Ăn thịt động vật mà mình không nghi rằng có người chủ ý giết cho mình ăn. 4. Ăn thịt động vật tự chết. 5. Ăn thịt động vật mà bị động vật khác ăn vẫn còn dư.

Cư sĩ Đức Minh/Thái Hà Books

SÁCH HAY