Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kinh Kim Cang là cuốn sách lâu đời nhất được tìm thấy

Kinh Kim Cang, một cuốn sách tụng niệm Phật giáo ở Trung Quốc được ra đời vào năm 868, là cuốn sách in lâu đời nhất thế giới phát hiện ra.

sach phat giao anh 1

Hình vẽ trên trang đầu tiên của Kinh Kim Cương. Nguồn: Thư viện Hoa Sen.

Cuốn sách in lâu đời nhất thế giới từng được tìm thấy là Kinh Kim Cang, một cuốn sách tụng niệm Phật giáo ở Trung Quốc được in vào năm 868. Chất lượng và độ tinh xảo của bản in lẫn hình minh họa khắc gỗ theo thớ dọc (woodcut) cho thấy đây không phải cuốn sách đầu tiên được in mà chỉ đơn giản là cuốn sách lâu đời nhất mà chúng ta tìm thấy. Nó được phát hiện cùng với nhiều báu vật khảo cổ khác vào năm 1907 bởi nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh gốc Hungary tên là Marc Aurel Stein.

Trước phát hiện này, người phương Tây không hề biết việc in ấn ở châu Á đã bắt đầu từ trước phương Tây hơn nửa thiên niên kỷ. Nhiều người nghĩ rằng người châu Á đã học in ấn từ người châu Âu.

Ngài Marc, như đã được biết đến, là nguyên mẫu của tuýp nhân vật nhà khảo cổ học gan dạ, đã dẫn đầu bốn chuyến thám hiểm đến Trung Á và từng sống trong một lều vải trên dãy Himalaya. Dù là khi đang đào đất hay khi ở trong ngôi nhà trên núi, ông luôn có một người bạn đồng hành bên mình là chú chó tên Dash. Trong suốt 80 năm cuộc đời, ông đã có 7 chú chó Dash.

Stein đã khám phá một khu vực ở phía Đông Turkestan nơi đã từng là điểm khởi đầu của Con đường Tơ lụa du thời nhà Hán. Trung Quốc có khí hậu quá ẩm ướt đối. Do đó, rất ít giấy được tìm thấy cũng tương tự như rất ít tài liệu giấy papyrus được tìm thấy ở châu Âu. Nhưng miền Đông Turkestan lại có khí hậu khô hạn, và điều đó đã giúp bảo tồn được kho báu đồ tạo tác bằng giấy quý giá của Trung Quốc. Hầu hết minh chứng giấy thời trước Thái Luân đều được tìm thấy ở khu vực này, một số trong đó là do Stein phát hiện ra.

Kinh Kim Cang là sáu trang in được bảo quản hoàn hảo, cùng với bản khắc gỗ tinh xảo thể hiện kỹ nghệ khắc gỗ và in ấn điêu luyện hơn những gì Châu Âu có thể làm được vào sáu thế kỷ sau đó. Không chỉ hình minh họa mà các trang văn bản cũng được khắc trên một khuôn duy nhất mỗi trang, đây là kỹ thuật chỉ mới được biết đến ở Châu Âu vào thế kỷ 15 dưới tên gọi "sách khối" (block book). Ở cuối văn bản, cũng được in mộc bản, có dòng chữ "Được in vào ngày 11 tháng 5 năm 868 bởi Vương Giới, để phân phát rộng rãi miễn phí, nhằm bày tỏ lòng tôn kính sâu sắc và tưởng nhớ cha mẹ ông".

Chúng ta không biết gì về cha mẹ hay bản thân Vương Giới, nhưng đây là người in sách đầu tiên được biết đến trong lịch sử. Thậm chí có lẽ người này không phải người đầu tiên. Có thể ông ta chỉ là người đầu tiên có tác phẩm được bọc kín trong vải và đặt cẩn thận trong một hang động giữa sa mạc mà thôi.

Kinh Kim Cang là ví dụ phổ biến về văn bản Phật giáo mà trong đó Đức Phật thuyết pháp Tu Bồ Đề, đệ tử lớn tuổi của Ngài, về sự không tồn tại của mọi vật. Nhiều lần, Đức Phật sai các đệ tử sao chép cuốn sách và truyền đi khắp nơi. Đức Phật nói, "Kinh sách này có ở bất cứ nơi nào, có nghĩa Phật ở nơi đó." Do đó, sao chép Kinh Kim Cang đã trở thành một cách "tích công đức". Trong đó, Phật cũng nói, "Nếu có những kẻ nam người nữ lòng lành, vào đầu ngày, vào giữa ngày, vào cuối ngày, đều bố thí, dùng thân mạng nhiều như cát sông Hằng mà bố thí, cứ như vậy trong vô lượng trăm nghìn ức kiếp, đều dùng thân mạng mà bố thí.

Và nếu có người nghe kinh sách này, trong lòng tin theo chẳng nghịch, thì sẽ được phước còn nhiều hơn cả những người dùng thân mạng mà bố thí kia."

Mark Kurlansky/Huy Hoàng Bookstore & NXB Thanh Niên

SÁCH HAY