Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chữ 'đạo' của đạo Phật có nghĩa là gì?

Ðạo là lý tính tuyệt đối, là bản thể tự tính thanh tịnh (Chân Không), nó lìa nói năng, không thể nghĩ bàn. "Đạo mà nói ra được, không phải là đạo".

Chữ đạo có ba ý nghĩa:

Ðạo là con đường: Phàm là con đường thì có tốt có xấu, có thiện có ác v.v, như người ta thường dùng trong những chữ: Thiên đạo, Atula đạo, Nhân đạo, Súc Sinh đạo, Ngạ Quỷ đạo, Địa Ngục đạo hoặc nói theo một con đường của đạo nào khác như Thần đạo, Ma đạo, Tiên đạo v.v. Đây là chữ đạo của thế gian.

Ðạo là bổn phận: Phàm là bổn phận thì thường chịu ảnh hưởng của phong tục hay tập quán. Phong tục và tập quán của Đất nước này không giống Đất nước kia, làng này không giống làng kia, như người ta thường nói: đạo lý, đạo vua tôi, đạo thầy trò, đạo vợ chồng, đạo làm cha mẹ, đạo làm con, đạo làm dâu rể v.v. Đây là chữ đạo của thế gian.

Ðạo là lý tính tuyệt đối, là bản thể tự tính thanh tịnh (Chân Không), nó lìa nói năng, không thể nghĩ bàn. "Đạo mà nói ra được, không phải là đạo". Đây chính là chữ đạo của đạo Phật tức đạo giải thoát là con đường chân chính hoàn toàn sáng suốt.

Chúng ta, hiện trôi nổi trong vô lượng vô biên các chiều không gian, khổ đau vô cùng tận không biết bao giờ được thoát ra. Chỉ có nương tựa vào đạo Phật tức là nương tựa vào Đức Phật và giáo pháp của Ngài, chư tăng đại đức đệ tử của Ngài mới có thể thoát ra được. Trước tiên phải quy y Tam Bảo là trở về nương tựa ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng. Quy là trở về, y là nương tựa. Quy y là quay trở về nương tựa vào Tam Bảo.

Cư sĩ Đức Minh/Thái Hà Books/NXB Tôn giáo

Bình luận

SÁCH HAY