Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bước đệm để con trẻ phát triển về nhân cách

Khi cảm thấy không an toàn, sợ bị trách mắng, trẻ nhỏ sẽ tìm cách nói dối. Nếu cảm thấy an tâm, con trẻ sẽ dễ dàng nhìn nhận lại hành động không đúng đắn của mình và sửa lỗi.

Cha me ai ky anh 1

Cha mẹ cần gây dựng lòng tin với con cái, khi tin tưởng cha mẹ, bé sẽ nghe lời hơn. Ảnh: M&C.

Việc thừa nhận những gì bạn nhận ra ở trẻ sẽ giúp con cảm thấy mình được để ý, quan sát và lắng nghe. Đó gọi là phép phản chiếu. Chú ý, nhận diện và đánh giá cao những hành vi mà bạn thấy, như quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ.

Bình tĩnh bình luận về những hành vi sai lầm mà không chỉ trích gì cả; ví dụ: “Mẹ nghĩ làm thế sẽ khiến Sarah tổn thương đó. Con nghĩ sao?” hoặc “Khi con lấy đồ của Jeffery, em bắt đầu khóc đấy. Con nghĩ xem tại sao nhỉ?” Nhận diện và gọi tên những cảm xúc bạn thấy ở trẻ. “Hình như hôm nay con có vẻ bực bội với em con nhỉ?” hay “Con trông rất vui với bức tranh con vẽ đấy.”

Trẻ được quan sát và được lắng nghe sẽ trở nên tự tin hơn. Chúng cảm thấy có một sự chấp nhận và thuộc về ở đây và chúng thấy ngày càng chắc chắn và tự tin về bản thân mình trong thế giới này. Nói cách khác, chúng tỏa sáng.

Muốn con cái phát triển tốt về nhân cách, cha mẹ hãy cố gắng tạo ra một môi trường tử tế, nhân văn, đầy sự khuyến khích và gắn bó trong gia đình. Đó là một môi trường thuận lợi cho sự phát triển. Người ái kỷ hoặc rối loạn nhân cách có thể có, có thể không quyết định tham gia. Tuy nhiên, bạn sẽ xác lập kiểu tương tác và nuôi dưỡng con cái mà bạn muốn.

Tạo ra cảm giác an toàn là điều rất quan trọng để trẻ cảm thấy thoải mái khi là chính mình. Neff xác định có ba cách để tạo ra sự an toàn trong những tình huống khó khăn: dừng lại, rời đi và hành động. Bất cứ cách nào trong ba cách này đều có thể phù hợp và hiệu quả trong các tình huống khác nhau.

Điều quan trọng là bạn phải nhớ rằng nhiệm vụ của bạn là quyết định phản ứng sao cho hợp lý khi người ái kỷ hoặc rối loạn nhân cách ranh giới bùng nổ hay nổi cơn tam bành. Ngay cả khi bạn không có mặt ở đó thì bạn vẫn có thể làm rất nhiều việc để giúp các con hiểu và xử lý tình huống không hay này.

Bạn có thể giúp con nói về những cảm xúc của mình, trấn an các con và giúp các con hiểu cơn giận và hành vi đổ tội của người ái kỷ hoặc rối loạn nhân cách ranh giới không phải do các con mà là do cảm xúc bên trong của họ, và đó không phải là lỗi của các con.

Tình cảm gần gũi tích cực của bạn với các con sẽ tạo ra một mạng lưới cảm xúc an toàn mà chúng cần. Lòng can đảm, sức mạnh và sự quan tâm của bạn sẽ giúp các con lấy lại tinh thần và cắt nghĩa rõ ràng những trải nghiệm của mình.

Việc tập trung vào nhu cầu cần được an toàn của con thay vì nỗi sợ của bạn có thể giúp bạn đánh giá được tình hình, đưa ra hành động sáng suốt và giúp con xử lý cảm xúc của bản thân.

Margalis Fjelstad & Jean McBride/ Thái Hà Books & NXB Công thương

Bình luận

SÁCH HAY